Nhà trường VN trong một nền GD tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc

Nhà trường VN trong một nền GD tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc
(Nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, PCT TW Hội KHTLGD Việt Nam)

(GD&TĐ) - Khi đặt vấn đề về nền GD tiên tiến ngày nay người ta thường liên tưởng đến nền GD trong cơ chế thị trường bởi vì những nhà kinh tế giáo dục thường cho rằng trong cơ chế thị trường thì mới có cạnh tranh và trong cạnh tranh thì mới phát triển thành nhân tố tiên tiến. Vì vậy ở đây chúng tôi muốn đặt vấn đề là nhà trường trong cơ chế thị trường làm sao để nền GD đó vừa tiên tiến vừa giữ được bản sắc dân tộc?

Quan niệm về Giáo dục

Như chúng ta đã biết, về việc giáo dục liệu có phải là sản xuất công nghiệp hay không thì cho đến nay giới kinh tế học giáo dục mỗi người có một ý kiến, một góc nhìn khác nhau, nhận xét khác nhau, đôi khi còn trái ngược nhau về căn bản. Tuy nhiên, chính điều này đã thu hút sự quan tâm chú ý của rất nhiều người, đặc biệt là những người làm công tác nghiên cứu lý luận giáo dục. Trong đó, sự nghiên cứu về mối quan hệ giữa kinh tế thị trường với cải cách giáo dục là một vấn đề rất được quan tâm. Trong lĩnh vực này người ta xem xét dựa trên các yếu tố sau:

Với thuyết giáo dục là ngành sản xuất đặc biệt thì cho rằng nếu như chúng ta định nghĩa công nghiệp là sự nghiệp hoạt động sản xuất, thì giáo dục mang tính sản xuất đương nhiên phải là một ngành trong lĩnh vực sản xuất. Trên thế giới, thông thường giáo dục xếp vào ngành sản xuất thứ ba. Ở Việt Nam, cải cách GD năm 1981, GD được xếp vào lĩnh vực công nghiệp và lương giáo viên được xếp theo thang lương kỹ sư, cả ngành GD vào thời điểm này là vô cùng hạnh phúc

Những người phân tích giáo dục sâu hơn thì cho rằng giáo dục có tính chất sản xuất nhưng giáo dục vẫn là một ngành sản xuất đặc biệt, không thể đơn giản đặt ngang hàng với sản xuất vật chất. Tính đặc thù của sản xuất giáo dục là do ba yếu tố cơ bản của nó quyết định, bao gồm giáo dục là ngành sản xuất có tính nền tảng, giáo dục là ngành sản xuất gián tiếp, giáo dục là ngành sản xuất có hiệu quả rất lâu dài. Với quan điểm này góp phần làm rõ vai trò và vị trí chiến lược của giáo dục, cung cấp lý luận trụ cột mới cho cải cách giáo dục được sâu hơn. Thị trường hóa giáo dục ở lĩnh vực nào cũng chính là sự lựa chọn tất nhiên của quá trình xây dựng từng bước kinh tế thị trường ở lĩnh vực đó, Ở nước ta với nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì quá trình ấy cần chú trọng sự gắn liền quy trình này với lịch sử phát triển giáo dục. Hay nói cách khác là muốn xem GD có phải là hàng hóa hay hàng hóa ở góc độ nào thì hãy xem sản phẩm của nó phục vụ cho ai tức là sự nghiệp GD có thuộc về quốc gia, dân tộc của chúng ta hay không

Trên cơ sở này người ta cho rằng Giáo dục là ngành sản xuất đặc biệt, một ngành đào tạo con người để đặc biệt phục vụ kinh tế. Tuy nhiên người ta cũng cho rằng là nếu GD là một ngành sản xuất, thì giáo dục cũng phải chịu sự chế ước và chi phối của quy luật kinh tế thị trường. Nhưng tự bản thân GD cũng có quy luật riêng, cố hữu của nó, và tất yếu vấn đề chiến lược xây dựng và phát triển của một đất nước lại phải tuân theo quy luật của bản thân ngành giáo dục của đất nước đó

Thuyết giáo dục yếu tố sản xuất cho rằng giáo dục là yếu tố sản xuất quan trọng nhất của sản xuất xã hội. Bởi vì, cho rằng nhân tài và người lao động chính là sản phẩm của giáo dục và đào tạo. Nói cách khác, sản phẩm từ sản xuất giáo dục là sức lao động có tri thức và kỹ năng nhất định, có “giá trị” và “giá trị sử dụng”. Đồng thời sản phẩm của giáo dục lại có thể đóng góp làm cho các ngành nghề khác tăng GDP. Do giá trị đặc biệt của sản phẩm giáo dục là có thể trở thành nhu cầu tiêu thụ của xã hội và vì vậy lẽ đương nhiên giáo dục là một ngành sản xuất.

Cũng có nhiều học giả trên thế giới không hoàn toàn đồng ý với quan điểm giáo dục là một ngành “sản xuất”. Họ cho rằng cần phải coi quá trình giáo dục là tái sản xuất tri thức về văn hóa, khoa học kỹ thuật. Thật ra, nếu xét từ góc độ này thì giáo dục cũng có tính sản xuất nhất định. Mặc dù bản thân của giáo dục không trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất nhưng đã “sản xuất” ra những con người làm ra của cải, vật chất.

Với quan điểm này thì người ta xem giáo dục nói chung, đặc biệt là giáo dục phổ thông là sự nghiệp công ích do Nhà nước đầu tư. Vì vậy người ta cho rằng để đảm bảo mỗi Nhà nước đầu tư cho giáo dục thì không nên chỉ đơn giản là đưa ra quan điểm giáo dục sản xuất mà cần phải chú trọng yếu tố giáo dục là sự nghiệp chung của xã hội, sự nghiệp có tính công ích rõ ràng.

Nếu từ góc độ phân chia ngành sản xuất thứ ba thì giáo dục thuộc phạm trù ngành sản xuất thứ ba. Bởi vì về cơ bản, giáo dục là ngành sản xuất của cải vô hình trên cơ sở hoạt động sản xuất của cải hữu hình. Nếu coi giáo dục hoặc trường học là ngành sản xuất vật chất, thực thể kinh tế, doanh nghiệp hoặc tập đoàn doanh nghiệp thì từ góc độ này mà cho rằng giáo dục là ngành sản xuất thì thật sự chính xác lắm. Vì vậy, giáo dục vừa có tính chất sản xuất lại vừa có tính chất của sự nghiệp công ích hoặc gọi là bán sản xuất, bán công ích hoặc gọi là chuẩn công ích, chuẩn sản xuất.

Quan niệm về sản phẩm Giáo dục

Sản phẩm và dịch vụ GD được tiến hành trao đổi bao gồm sản phẩm dịch vụ giáo dục và sản phẩm của các ngành khác. Người ta cho rằng nếu không có kiểu trao đổi này, quan điểm giáo dục là ngành sản xuất sẽ không còn tồn tại. Vì vậy, sản phẩm dịch vụ giáo dục phải là hàng hóa, cần phải thị trường hóa. Bởi vì:

- Thứ nhất, những thứ mà dịch vụ giáo dục cung cấp mặc dù giá trị sử dụng đặc biệt nhưng xét về bản chất thì nó cũng như các hàng hóa khác. Vì vậy, dịch vụ do giáo dục cung cấp có thể nói chính là hàng hóa.

- Thứ hai, các kiểu dịch vụ hoặc bản thân hoạt động lao động có giá trị, khi trao đổi trên thị trường thì về bản chất không có gì khác ở mặt hình thức. So với các hàng hóa khác.

- Thứ ba, thực chất của quan niệm thu hút lực lượng lao động qua đào tạo hay nói cách khác năng lực làm việc của người lao động, là sự đầu tư tiền bạc khi tiến hành đào tạo tức là đã tạo giá trị cho lực lượng lao động đó vào thị trường lao động. Với trình độ giáo dục khác nhau thì lực lượng lao động có trình độ, khả năng làm việc khác nhau, có giá trị khác nhau khi tham gia thị trường

Nhiều người cho rằng giáo dục không giống người sản xuất hàng hóa ở chỗ sản xuất thì lấy việc không ngừng hạ thấp giá thành và theo dõi lợi nhuận làm mục tiêu còn GD thì lấy nhiêm vụ chính trị làm mục tiêu. Những người lao động được giáo dục đào tạo nói chung thường không bị coi là hàng hóa trên thị trường. Phần lớn kinh phí giáo dục trên thế giới đều do Nhà nước chịu trách nhiệm, học sinh và gia đình chỉ gánh vác một phần học phí, vì vậy giáo dục chỉ có một bên là nhà trường và một bên là đơn vị dùng người không thể cấu thành quan hệ mua bán trao đổi. Giáo dục trải qua bao nhiêu thế kỷ đều được khẳng định ngoài chức năng và giá trị kinh tế còn có chức năng và giá trị chính trị, chức năng văn hóa. Vì vậy, nếu quá nhấn mạnh vào vấn đề chức năng kinh tế của giáo dục thì khó mà bảo đảm được chức năng xã hội và chính trị, Điều này cũng có nghĩa là khó mà đảm bảo tính công bằng trong giáo dục.

Quan niệm về thị trường giáo dục

Thị trường hàng hóa mang hình thái vật chất của GD là ngoài các sản phẩm vật chất, do nhà trường trực tiếp sản xuất, đầu tư, tăng cường góp phần làm cho nền kinh tế thị trường thêm phồn vinh. Ở đây, chủ yếu là thông qua việc thể hiện vai trò của giáo dục đối với phát triển sản xuất hàng hóa mang hình thái vật chất

 Vai trò của giáo dục đối với sản xuất hàng hóa mang hình thái vật chất chủ yếu được phản ánh thông qua rút ngắn thời gian lao động cần thiết của xã hội, nâng cao hiệu suất sản xuất lao động, hàng hóa sản xuất càng nhiều trong cùng một đơn vị thời gian tạo ra nhiều sản phẩm giá trị cao

Rất nhiều các nhà nghiên cứu đã cho rằng thị trường nhân tài, thị trường lực lượng lao động là vấn đề hạt nhân, là khâu then chốt của việc nghiên cứu mối quan hệ và sự tác động của nó đối với thị trường. Nó được thể hiện chủ yếu ở ba mặt sau đây:

Thứ nhất, trong điều kiện sản xuất hiện đại hóa, nhân tài và sức lao động vừa là đối tượng để giáo dục đào tạo vừa là người lao động trong các ngành sản xuất, lĩnh vực sản xuất hàng hóa, là yếu tố quan trọng nhất của lực lượng sản xuất. Giải quyết mâu thuẫn giữa cung và cầu về nhân tài chuyên ngành và các loại lực lượng lao động ở nước ta vừa thể hiện bằng hình thức điều động, phân công của nhà nước vừa có sự điều tiết bằng quy luật cung cầu của thị trường.

Thứ hai, mối quan hệ nội tại, giữa giáo dục và thị trường nhân tài và thị trường lực lượng lao động lại thể hiện ở vai trò của đào tạo nhân tài chuyên ngành và huấn luyện lực lượng lao động chuyên môn sâu. Giáo dục xét về góc độ thực tế, phải đáp ứng với yêu cầu của thị trường nhân tài và thị trường lao động chuyên ngành. Nếu lực lượng này đáp ứng với yêu cầu, tiêu chuẩn trong thời đại thì chắc chắn sẽ đứng vững trong thị trường cạnh tranh nhân tài và lực lượng lao động.

Thứ ba, thị trường nhân tài, thị trường lực lượng lao động là nguồn giá trị nhiều hơn giá trị vốn có của nó như Mác đã nói: “ Lực lượng lao động sở dĩ là sản phẩm có sự khác biệt giữa giá trị của bản thân nó và giá trị do nó tạo ra là vì lực lượng lao động có đặc tính riêng biệt, nó là lực lượng sáng tạo giá trị, là nguồn gốc của giá trị”.

Thị trường khoa học kỹ thuật gắn liền với 2 yếu tố: Một là thiết bị và công nghệ ứng dụng. Hai là con người sử dụng thiết bị và công nghệ đó. Về thiết bị và công nghệ là hàng hóa thì quá rõ ràng, còn người sử dụng thì lại rơi vào thị trường nhân tài và lực lượng lao động như đã trình bày ở trên

Mác nói: Dịch vụ trường học (chỉ cần anh ta là thứ mà sản xuất cần hoặc có ích); dịch vụ y tế (chỉ cần anh ta đảm bảo được sức khỏe, duy trì tất cả nguồn giá trị tức là bản thân sức lao động), mua dịch vụ này chính là mua hàng hóa có thể bán được, cung cấp bản thân khả năng lao động để thay thế phục vụ bản thân. Dịch vụ này cần thêm phí sản xuất và phí tái sản xuất khả năng lao động”. Nói chung, ý nghĩa dịch vụ ở đây chẳng qua là dịch vụ cung cấp hoạt động, giữa giáo dục và thị trường dịch vụ lao động có mối liên hệ mang tính tất nhiên.

Những lĩnh vực giáo dục không chịu sự tác động của cơ chế thị trường là nơi mà chúng ta cần phải giáo dục và đảm bảo bản sắc dân tộc

Hiện nay GD MN chưa phải là cấp học bắt buộc, cấp học thực hiện Xã hội hóa. Thị trường có thể tác động hoặc không tác động như sau:

- Về sự nghiệp GD: cho dù chưa phải cấp học bắt buộc, nhưng sự nghiệp GD MN vẫn là phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng và nhà nước, không mang ý nghĩa hàng hóa

- Về hoạt động dịch vụ: là hàng hóa trong cơ chế thị trường

- Về nhân tài và lực lượng lao động:

+ Đối với công lập; Là nhiệm vụ chính trị

+ Đối với ngoài công lập: có thể có sự trao đổi học phí và nhân theo cơ chế thị trường

Hiện nay GD Tiểu học và THCS là cấp học phổ cập, bắt buộc nên vấn đề thị trường là không đáng kể. Phần thực hiện Xã hội hóa cũng là không đáng kể. Thị trường có thể tác động hoặc không tác động vào các lĩnh vực như:

- Về sự nghiệp GD: cấp học bắt buộc, nên sự nghiệp GD TH là phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng và nhà nước, không mang ý nghĩa hàng hóa. Cho dù là công lập hay ngoài công lập thì vẫn phải thực hiện nhiệm vụ mà di chúc Bác Hồ đã căn dặn là “Đào tạo thế hệ cách mạng cho đời sau”

- Về hoạt động dịch vụ (kể cả sản phẩm thuộc lĩnh vực vật chất như giáo trình, tài liệu giảng dạy, thiết bị…): là hàng hóa trong cơ chế thị trường

- Về thị trường nhân tài và lực lượng lao động:

+ Đối với công lập; Là nhiệm vụ chính trị thì phân công, điều động là hình thức chủ yếu

+ Đối với ngoài công lập: có thể có sự trao đổi trong cơ chế thị trường về mức thù lao và nguồn nhân lực

Hiện nay GD THPT vẫn chưa phải là cấp học bắt buộc, cấp học thực hiện vai trò trách nhiệm của nhà nước có kết hợp với xã hội hóa. Thị trường có thể tác động hoặc không tác động như sau:

- Về sự nghiệp GD: cho dù chưa phải cấp học phổ cập, nhưng sự nghiệp GD THPT vẫn phải là phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng và nhà nước

- Về hoạt động dịch vụ: là hàng hóa trong cơ chế thị trường

- Về nhân tài và lực lượng lao động:

+ Đối với công lập: Là nhiệm vụ chính trị, được nhà nước điều động và phân công và tiền lương theo mức quy định của nhà nước

+ Đối với ngoài công lập: có thể có sự trao đổi, thương lượng

- Về sự nghiệp GD: Đây là bậc học đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước cho nên sự nghiệp GD vẫn phải là đào tạo ra những con người phục vụ cho đất nước, nhân dân, phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng và nhà nước

- Về hoạt động dịch vụ: đây là một mảng lớn trong lĩnh vực GDCĐ&ĐH. Người ta cho rằng ngoài đội ngũ giảng viên đòi hỏi phải có chất lượng cao thì chất lượng dịch vụ ở GDĐH đóng vai trò khá là quan trọng, cứ nhìn vào chất lượng dịch vụ giáo dục ở một trường ĐH là có thể đánh giá được năng lực quản lý của nhà trường đó. Vì vậy lĩnh vực này có mang ý nghĩa hàng hóa trong cơ chế thị trường

- Về nhân tài và lực lượng lao động:

+ Đối với lĩnh vực các trường công lập: Nhà nước cần quan tâm quản lý và đầu tư để có những con người tài ba phục vụ nhiệm vụ chính trị của đất nước. Lực lượng này nhà nước điều động, phân công và tiền lương cần được thực hiện như tinh thần NQTW7 khóa X về xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam

+ Đối với các trường ngoài công lập: Lực lượng giảng viên làm việc trong khối này có thể chịu ảnh hưởng đối với cơ chế thị trường nhân tài và lao động. Chính nơi này cũng sẽ góp phần tạo ra thị trường lao động để người lao động khẳng định tài năng và hiệu quả làm việc

+ Đối với thị trường khoa học kỹ thuật: Đây là lĩnh vực hoàn toàn có thể thị trường hóa không những trong phạm vi của một nhà rường, một nước mà có thể triển khai ở tầm thế giới

Tóm lại, xét từ góc độ vĩ mô, giáo dục luôn là một hoạt động nhằm thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước ta. Mục tiêu của GDĐT là đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước trong quá trình CNH - HĐH và đào tạo thế hệ cách mạng cho đời sau của đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Cơ chế thị trường có thể tác động vào lĩnh vực dịch vụ và hoạt dộng dịch vụ GD là chính, chỉ một phần nhỏ ở lĩnh vực thị trường nhân tài và lực lượng lao động. Điều này đồng nghĩa với việc xác định những lĩnh vực còn lại được đề cập trong khuôn khổ tham luận này là cần được tăng cường để giáo dục thế hệ trẻ, giáo dục truyền thống, giáo dục mang đậm đà bản sắc dân tộc theo tinh thần NQ TW 5 khóa VIII của Đảng. Điều đó góp phần khẳng định rằng để có một nhà trường Việt Nam trong một nền giáo dục tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc thì phải thị trường hóa những lĩnh vực dịch vụ giáo dục bao gồm những sản phẩm mang tính vật chất. Phần còn lại chính là quá trình giáo dục phải đảm bảo bản sắc dân tộc của một đất nước có bề dày lịch sử rất đáng tự hào. Nó được thể hiện thông qua vai trò của giáo dục trong quá trình trang bị kiến thức cho thế hệ trẻ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Lửa cháy đổ dầu thêm

GD&TĐ - Tổng giá trị gói viện trợ mới nhất Mỹ dành cho Ukraine được Hạ viện nước này phê chuẩn hôm 20/4 vừa qua là 60,84 tỷ USD.