CÁC VỊ KHÁCH MỜI
1. Thạc sỹ, Bác sỹ Mai Xuân Phương – Phó Vụ trưởng Vụ Truyền thông - Giáo dục – Tổng Cục Dân số Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế);2. Bà Nguyễn Thị Bích Hợp – Phó Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam;
3. TS Lê Vương Văn Vệ - Chuyên gia Nam học và Hiếm muộn;
4. Nhà thiết kế thời trang. NSƯT Đức Hùng.
Theo kết quả điều tra biến động Dân số - Kế hoạch hóa gia đình năm 2011 của Tổng cục Thống kê cho thấy mất cân bằng giới tính khi sinh xảy ra ngay lần sinh thứ nhất và rất cao ở lần sinh thứ 3 trở lên, đặc biệt đối với những cặp vợ chồng có trình độ học vấn, kinh tế khá giả thì mức độ mất cân bằng giới tính khi sinh càng cao.
Theo đó các nhà nghiên cứu đưa ra con số dự báo “khẩn cấp”: Đến năm 2020, Việt Nam sẽ thiếu từ 2,3 - 4,3 triệu phụ nữ, nam giới trong độ tuổi kết hôn sẽ “dư thừa”.
Nguyên nhân được xác định là do lạm dụng những tiến bộ khoa học công nghệ để thực hiện lựa chọn giới tính áp dụng ngay từ lúc có thai (chế độ ăn uống, chọn ngày phóng noãn); trong lúc thụ thai (chọn thời điểm phóng noãn, chọn phương pháp thụ tinh, lọc rửa tinh trùng để chọn tinh trùng mang nhiễm sắc thể Y…) hoặc khi đã có thai (sử dụng siêu âm, bắt mạch, chọc hút dịch ối…) để chẩn đoán giới tính, nếu là thai con trai thì để lại, nếu thai con gái thì phá đi…
Nhằm tuyên truyền kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh, các mô hình, đề án được ngành Dân số triển khai nhằm mục tiêu thay đổi tâm lý phải có con trai nối dõi, trọng nam khinh nữ; nâng cao vai trò của người phụ nữ trong gia đình và xã hội; các cặp vợ chồng không lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức… báo Giáo dục và Thời đại phối hợp với Tổng Cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tổ chức cuộc giao lưu trực tuyến “Cân bằng nếp – tẻ”.
Đúng 9h, buổi giao lưu trực tuyến bắt đầu.
Nhà báo Nguyễn Ngọc Nam phát biểu chào mừng các vị khách mời |