Nhà nào dùng bếp gas thì đều phải biết những điều này

GD&TĐ - Lần lượt những vụ tai nạn thảm khốc, thương tâm vì sử dụng gas bất cẩn dẫn đến cháy nổ khiến các bà nội trợ phải rùng mình “không cẩn thận có ngày đến lượt nhà mình”.

Nhà nào dùng bếp gas thì đều phải biết những điều này

Nguyên lí cháy nổ là do khí gas kết hợp với oxy trong không khí tạo thành hỗn hợp cháy và chỉ cần ở trong nhiệt độ cao phù hợp hoặc có tia lửa phát ra khi bật công tắc bật đèn, quạt, điện thoại, giày cao gót có kim loại tiếp với mặt sàn… thì rất dễ xảy ra cháy nổ lớn.

Theo Công an phòng cháy chữa cháy, số vụ nổ khí gas do người trong gia đình vô tình thực hiện các “hành động kích hoạt” nổ không phải là hiếm, như:

–  Khi nhân viên đang thay bình gas thì người trong nhà đạp nổ xe máy phóng ra ngoài, khiến hơi gas bắt lửa phát nổ mạnh, người nhà bị bỏng nặng. 

– Ống dẫn gas bị rò, chủ nhà bật công tắc đèn, tia lửa điện sinh ra trong ổ cắm làm hỗn hợp khí gas bốc cháy, phát nổ.

– Bếp ga không cháy, chủ nhà dùng bật lửa mồi, bất ngờ ngọn lửa bốc cao. Nhân viên đại lí gas sau đó xác định nguyên nhân bùng phát cháy là do ống dẫn gas bị rò bởi chuột cắn.

Những nguyên tắc cơ bản cần làm khi xảy ra rò gas trong nhà:

– Khi ngửi thấy mùi gas trong nhà (phát hiện có rò gas), tuyệt đối không động đến bất kì thiết bị nào có thể phát sinh tia lửa điện, không bật tắt công tắt đèn, quạt, đóng cắt mạch điện, kể cả điện thoại di động.

– Lập tức khóa van bình.

– Sử dụng các phương tiện thông gió thủ công, ví dụ quạt nan hoặc mảnh bìa để quạt tản khí đi. Nếu quạt máy đang chạy thì vẫn để nguyên.

– Mở hết các cửa ở phía trên bếp (không phải là các cửa ngang bếp) để tạo đối lưu lên trên, khi nào gần hết mùi mới được mở hết các cửa nhà.

Một số lưu ý để sử dụng gas an toàn:

– Không đặt bình gas trong tủ hộc, bếp kín khi ga rò rỉ sẽ rất khó phát hiện. Hãy đặt bình gas nơi thông thoáng, khi có rò rỉ, gas sẽ tự phát tán đi, dễ phát hiện để xử lí kịp thời, tránh nguy cơ cháy nổ.

– Hãy khóa van cổ bình gas ngay khi đun nấu xong, đặc biệt là sau bữa tối.

– Nên sử dụng loại bếp gas có bộ phận cảm ứng nhiệt tự động ngắt gas khi nước tràn hoặc gió lùa làm bếp tắt lửa. Nếu bếp không có bộ phận cảm ứng nhiệt thì khi đun phải thường xuyên chú ý để kịp thời tắt công tắc bếp nếu bếp bị tắt lửa do nước tràn hoặc gió lùa. Chỉ bật lại bếp khi không còn mùi gas trong khu vực bếp.

– Thường xuyên kiểm tra ống dẫn gas, nếu phát hiện thấy có hiện tượng rạn nứt phải thông báo cho đại lí hoặc nhà phân phối để thay dây.

– Khi phát hiện có mùi gas (tương tự mùi trứng thối) phải lập tức tắt các nguồn lửa, khoá van bình, đóng điều áp. Tuyệt đối không đóng hoặc ngắt công tắc điện, quạt điện làm phát sinh tia lửa điện gây cháy nổ khí gas.

– Mở thoáng cửa ra vào thông với gian bếp, dùng các dụng cụ thủ công để quạt đẩy khí gas ra ngoài.

– Quét nước xà phòng để tìm chỗ rò rỉ, tuyệt đối không dùng bật lửa để dò tìm.

– Có thể dùng xà phòng bánh để bịt chỗ rò rồi dùng băng keo hoặc dây cao su để hạn chế rò rỉ đến mức thấp nhất, trường hợp bình gas rò rỉ không khắc phục được, cần đưa đến nơi thoáng gió, xa cống rãnh, xa nguồn lửa và báo ngay cho cửa hàng đại lí cung cấp gas.

Theo phunugiadinh/bestie

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Vở nhạc kịch 'Lửa từ Đất' công diễn từ 15/3. Ảnh: Bình Thanh

Công diễn nhạc kịch 'Lửa từ Đất'

GD&TĐ - Tháng Ba này, Nhà hát Tuổi trẻ sẽ công diễn vở nhạc kịch “Lửa từ Đất” nhân dịp kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng bộ đầu tiên của Hà Nội (17/3/1930 - 17/3/2025).

Chủ trang trại Zhou Zhiwei cho biết, nghề buôn bán chenpi từng bị coi là một ngành lạc hậu. Ảnh: Maggie Hiufu Wong/CNN

Ở nơi 'vàng' mọc trên cây

GD&TĐ - Bề ngoài, Tân Hội chỉ là một quận buồn tẻ tại thành phố Giang Môn (Quảng Đông, Trung Quốc).

Lớp học của Trường Phổ thông liên cấp Phenikaa. Ảnh: NTCC

Lan tỏa hiệu quả mô hình song ngữ

GD&TĐ - Từ kinh nghiệm quốc tế, Việt Nam có thể rút ra bài học để xây dựng hệ thống học liệu điện tử song ngữ và môn học khác bằng tiếng Anh.