Nhà leo núi Chung kết Olympia năm thứ 24 ước mơ làm người có ích cho xã hội

GD&TĐ - Ước mơ làm người có ích cho xã hội, Nguyễn Nguyên Phú xuất sắc trở thành nhà leo núi ở Chung kết Olympia, năm thứ 24 diễn ra ngày 13/10 tới đây.

Nguyễn Nguyên Phú, học sinh Trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội.
Nguyễn Nguyên Phú, học sinh Trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội.

Nam sinh học lớp 12 Anh 1, Trường THPT Chuyên Đại học Sư phạm (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) là thí sinh cuối cùng giành vé vào Chung kết, với 215 điểm ở quý IV. Nguyên Phú có nhiều thành tích nổi bật, trong đó có giải Nhất Olympia trường và điểm SAT thuộc top 1% thế giới.

Nguyên Phú thích học tiếng Anh và có sở thích đá bóng, nghe nhạc… Nam sinh ước mơ được làm người có ích cho xã hội.

Năm học 2022-2023, Nguyên Phú là học sinh xuất sắc lớp 10; đoạt giải Ba môn tiếng Anh, kỳ thi chọn Học sinh giỏi khối 10, Trường THPT chuyên Đại học Sư phạm.

Cũng trong năm học này, nam sinh đoạt giải Khuyến Khích Tiếng Anh, Cuộc thi học sinh Giỏi các tỉnh Đồng bằng và Duyên hải Bắc Bộ.

olympia-1-9982.jpg
Nguyễn Nguyên Phú.

Lên lớp 11, Nguyên Phú tiếp tục là học sinh xuất sắc; đoạt giải Nhì môn Tiếng Anh, kỳ thi chọn Học sinh giỏi cấp Đại học Sư phạm Hà Nội năm 2023-2024; Giải nhất kỳ thi ROXANA – Olympia cấp Trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội năm 2024.

Với thành tích trên, Nguyên Phú trở thành đại diện của trường đi thi chương trình “Đường lên đỉnh Olympia” của Đài Truyền hình Việt Nam. Cuộc thi quý IV, Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24, được phát sóng ngày 6/10, Nguyên Phú xuất sắc giành Vòng nguyệt quế, với 215 điểm và trở thành thí sinh cuối cùng góp mặt trong Cuộc thi chung kết Đường lên đỉnh Olympia, diễn ra ngày 13/10.

Nguyên Phú đã sẵn sàng tâm thế để bước vào trận chung, quyết tâm trở thành chủ nhân của Vòng nguyệt quế Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24.

olympia-2-2012.jpg
Nguyễn Nguyên Phú sẽ góp mặt tại Chung kết Olympia, năm thứ 24 diễn ra ngày 13/10 tới đây.

3 thí sinh còn lại là: Trần Trung Kiên, Trường THPT Lê Hồng Phong (Phú Yên); Nguyễn Quốc Nhật Minh, Trường THPT chuyên Hùng Vương (Gia Lai) và Võ Quang Phú Đức, Trường THPT chuyên Quốc học Huế (Thừa Thiên Huế). Điểm thi quý của ba thí sinh này lần lượt là 235; 250 và 185 điểm.

trantrungkien-7246.jpg
Trần Trung Kiên, học sinh lớp 12 tại trường THPT Lê Hồng Phong (Phú Yên).

Là người đầu tiên có mặt trong trận Chung kết, Trần Trung Kiên giành được 235 điểm ở quý I. Trung Kiên nổi bật với thành tích học tập ấn tượng, là thủ khoa đầu vào và từng giành Giải Nhì Olympic Hóa học toàn quốc.

Trung Kiên là người mê Toán học và thường tự học bằng cách giảng bài cho... chính mình. Ngoài học tập, Kiên cũng đam mê bóng đá, với biệt danh "Messi Hòa Đông", với ước mơ giúp đỡ trẻ em ở vùng sâu, vùng xa.

nguyenquocnhatminh-704.jpg
Nguyễn Quốc Nhật Minh, học sinh trường THPT Chuyên Hùng Vương (Gia Lai).

Xuất sắc giành vòng nguyệt quế quý II, với 250 điểm, Nguyễn Quốc Nhật Minh sở hữu nhiều giải thưởng học tập, đặc biệt là ở môn Lịch sử. Sinh ra trong gia đình có cha mẹ đều là giáo viên, Minh mơ ước trở thành giáo viên trong tương lai.

Minh có cách học độc đáo, gắn kiến thức với hình ảnh xung quanh để dễ ghi nhớ. Nhật Minh có khả năng ôn tập trong giấc mơ và thường xuyên sử dụng kỹ năng bấm chuột nhanh để giành quyền trả lời.

phuduc-7186.jpg
Võ Quang Phú Đức, trường THPT Chuyên Quốc học (Thừa Thiên - Huế).

Với 185 điểm ở quý III và là thí sinh tham gia Chung kết, Võ Quang Phú Đức bắt đầu theo dõi chương trình từ khi còn nhỏ và quyết tâm tham gia để tạo dựng hình ảnh cho trường và tỉnh của mình. Đây là lần thứ bảy trong 24 năm qua, cầu truyền hình trực tiếp Chung kết "Đường lên đỉnh Olympia" về với tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tên lửa đạn đạo tầm trung Pershing của Mỹ.

Triển khai Oreshnik và bước đi trước

GD&TĐ - Việc Nga và Belarus đồng ý triển khai tên lửa Oreshnik tại Minsk được coi là thông điệp rõ ràng nhất với sự hiện diện của tên lửa Mỹ tại Đức.

Quỷ hồ bên mép thác Victoria, chỉ những ai 'gan thép' mới dám xuống tắm. Ảnh: Thecollector.com.

5 danh lam hùng vĩ nhất châu Phi

GD&TĐ - Với diện tích 30,3 triệu km2, châu Phi có rất nhiều vùng khí hậu và sinh thái với hệ thống động – thực vật độc đáo, cảnh quan ngoạn mục.

Ảnh: Quốc Bình

Tình bạn... dền cơm

GD&TĐ - 'Bạn à, nay tôi hái vườn nhà được sảo dền cơm, sớm mai nhớ ra mang về mà ăn nhé!'.