Nguyên nhân khiến bạn giảm trí nhớ

Hiện nay, tình trạng suy giảm trí nhớ, mất trí nhớ không phải bệnh riêng của người già mà nó đã trẻ hóa. 

​Cần thường xuyên uống nước, nhất là vào mùa đông nước là một cách phòng tránh mất trí nhớ.
​Cần thường xuyên uống nước, nhất là vào mùa đông nước là một cách phòng tránh mất trí nhớ.

Nhiều nghiên cứu cho biết, do môi trường sống thay đổi, do lối sống hiện đại với sự góp mặt của thuốc men, công nghệ, tin học, máy tính, điện thoại… đã làm cho nhiều người trẻ tuổi cũng rơi vào tình trạng mất trí nhớ.

Mất trí nhớ do thuốc

Cuộc sống hiện đại với áp lực công việc, tài chính, an ninh… nhiều khi làm bạn mệt mỏi, mất ngủ, thậm chí đổ bệnh nhưng bạn vẫn phải gượng làm việc nhờ sự trợ giúp của thuốc chữa bệnh. 

Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cũng có mặt trái của nó là các tác dụng phụ, trong đó có tác dụng của nhiều loại thuốc gây mất trí nhớ. 

Những loại thuốc có ảnh hưởng đến trí nhớ và chức năng của não bao gồm: thuốc ngủ, thuốc kháng histamin, thuốc điều trị viêm khớp, thuốc hạ huyết áp, thuốc chống phiền muộn, thuốc giảm đau, thuốc giải lo âu…

Mất trí nhớ do thiếu vitamin B12

Các nhà chuyên môn cho biết: vitamin B12 có tác dụng bảo vệ các nơ-ron thần kinh. Nếu thiếu hụt vitamin B12 có thể gây tổn thương vĩnh viễn các tế bào não làm mất trí nhớ. 

Ở người cao tuổi, khả năng hấp thu chất dinh dưỡng vào cơ thể chậm hơn, tình trạng này khiến cơ thể khó nhận đủ lượng vitamin B12 mà cơ thể và não cần, dẫn đến mất trí nhớ dần. 

Ở người trẻ, do thói quen sinh hoạt, chế độ ăn có thể thiếu vitamin B12. Mặt khác, do sử dụng nhiều rượu bia làm mất vitamin nhóm B nói chung và vitamin B12 nói riêng. 

Vì vậy, khi nhận biết mình bị thiếu vitamin B12, bạn cần bổ sung các loại thức ăn chứa nhiều B12 trong thực đơn hàng ngày. Bạn cũng có thể đi khám để được bác sĩ chỉ định dùng thuốc B12 tiêm hoặc uống.

Thiếu nước gây mất trí nhớ

Ở người cao tuổi thường dễ mắc phải tình trạng cơ thể bị mất nước, thiếu nước do sự lão hóa làm mất cảm giác khát nên họ không uống đủ nước. 

Khi não bị thiếu nước có thể gây ra các triệu chứng như nhầm lẫn, ngủ gà ngủ gật, mất trí nhớ và những triệu chứng khác giống như bệnh mất trí. 

Ở người trẻ, nhất là phái nữ, thói quen ít uống nước làm cho nhiều chị em luôn trong tình trạng thiếu nước. Đây là lý do bạn thấy trí nhớ kém dần với biểu hiện bạn hay quên. 

Để khắc phục, bạn cần tập thói quen thường xuyên uống nước. Người lớn cần uống từ 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày hoặc uống theo nhu cầu cơ thể căn cứ lượng nước mất qua mồ hôi, nước tiểu, hơi thở… làm cho bạn thấy khát. Mùa đông, bạn cần nhớ uống nước vì nhiều khi bạn không thấy khát khi trời lạnh.

Bệnh tuyến giáp làm mất trí nhớ

Tuyến giáp có chức năng kiểm soát quá trình chuyển hóa của cơ thể. Nếu quá trình chuyển hóa diễn ra quá nhanh, bạn có thể có cảm giác bị nhầm lẫn. Trái lại, nếu nó diễn ra quá chậm, bạn có thể cảm thấy cơ thể uể oải và buồn phiền. 

Những rối loạn của tuyến giáp có thể ảnh hưởng đến trí nhớ như tính hay quên, khó tập trung. Do đó, nếu bạn có bệnh tuyến giáp, cần phải khám và điều trị bệnh tích cực để chữa khỏi bệnh tuyến giáp và hạn chế mất trí nhớ.

Theo Sức khỏe & Đời sống

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ