Nguyên nhân gây thiếu máu thiếu sắt và chế độ ăn phù hợp

GD&TĐ - Thiếu máu thiếu sắt là một tình trạng thiếu máu phổ biến, gây ảnh hưởng tới sức khỏe tổng thể. Tìm hiểu thiếu máu thiếu sắt nên ăn gì để đảm bảo sức khỏe.

Tìm hiểu các nguyên nhân gây thiếu máu thiếu sắt.
Tìm hiểu các nguyên nhân gây thiếu máu thiếu sắt.
Tình trạng thiếu máu do thiếu sắt là gì?

Thiếu máu thiếu sắt là một loại thiếu máu phổ biến do thiếu các tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Các tế bào hồng cầu mang oxy đến các mô của cơ thể.

Thiếu máu do thiếu sắt là do cơ thể không có đủ lượng sắt. Nếu không có đủ sắt thì sẽ không thể sản xuất đủ một chất có trong các tế bào hồng cầu là hemoglobin để giúp chúng vận chuyển oxy. Hệ quả là khi bị thiếu máu do thiếu sắt sẽ khiến cơ thể mệt mỏi và khó thở.

Tình trạng thiếu máu thiếu sắt có thể điều chỉnh được bằng cách bổ sung sắt. Đôi khi cần phải xét nghiệm để chẩn đoán bệnh thiếu máu thiếu sắt và có thể cần áp dụng phương pháp điều trị bổ sung nếu như bác sĩ nghi ngờ rằng bệnh nhân đang bị chảy máu trong.

Triệu chứng thiếu máu thiếu sắt

Thiếu máu do thiếu sắt

Thiếu máu do thiếu sắt sẽ có biểu hiện da nhợt nhạt hơn so với bình thường.

Ban đầu, khi bị thiếu máu do thiếu sắt thì các triệu chứng xảy ra sẽ nhẹ nhàng tới mức không được chú ý. Tuy nhiên, nếu cơ thể bị thiếu sắt nhiều hơn và tình trạng thiếu máu trầm trọng sẽ xuất hiện rõ rệt các dấu hiệu và triệu chứng.

Một số triệu chứng thiếu máu do thiếu sắt thường gặp gồm:

  • Người gầy yếu
  • Da nhợt nhạt
  • Đau ngực, tim đập nhanh hoặc khó thở
  • Nhức đầu, chóng mặt hoặc choáng váng
  • Tay chân lạnh
  • Viêm hoặc đau lưỡi
  • Móng tay dễ gãy
  • Cảm giác thèm ăn bất thường đối với các chất không có dinh dưỡng như nước đá, chất bẩn hoặc tinh bột
  • Lười ăn, đặc biệt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Nếu bạn hoặc người thân trong gia đình có xuất hiện các triệu chứng thiếu máu do thiếu sắt hãy tới gặp bác sĩ. Thiếu máu do thiếu sắt không thể tự chẩn đoán và điều trị. Vì vậy hãy tới gặp bác sĩ để được chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp sẽ tốt hơn là tự ý bổ sung sắt. Bổ sung sắt quá nhiều có thể gây nguy hiểm vì sự tích tụ sắt dư thừa có thể gây hại cho gan và gây ra một số biến chứng khác.

Nguyên nhân dẫn tới thiếu máu thiếu sắt

Thiếu máu do thiếu sắt

Phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt ra nhiều máu có thể tiềm ẩn nguy cơ thiếu máu thiếu sắt.

Thiếu máu do thiếu sắt xảy ra khi cơ thể không đủ sắt để sản xuất hemoglobin. Hemogalobin là một phần của tế bào hồng cầu cung cấp máu đỏ cho máu và cho phép các tế bào hồng cầu vận chuyển máu có oxy di khắp cơ thể.

Nếu không tiêu thụ đủ sắt hoặc nếu bạn mất quá nhiều sắt, cơ thể không thể sản xuất đủ hemoglobin, và bệnh thiếu máu do thiếu sắt cuối cùng sẽ xuất hiện.

Nguyên nhân của thiếu máu do thiếu sắt bao gồm:

Mất máu: Máu chứa sắt trong các tế bào hồng cầu. Vì vậy, nếu bị mất máu, bạn sẽ mất một lượng sắt. Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt ra nhiều máu có nguy cơ bị thiếu máu do thiếu sắt vì đã mất một lượng máu trong chu kỳ kinh nguyệt.

Mất máu chậm xuất phát từ tình trạng mãn tính trong cơ thể như – loét dạ dày tá tràng, thoát vị đĩa đệm, polyp ruột kết, ung thư đại tràng – có thể gây ra thiếu máu do thiếu sắt. Xuất huyết tiêu hóa có thể là kết quả của việc sử dụng thường xuyên một số loại thuốc giảm đau không kê đơn, đặc biệt là aspirin.

Thiếu sắt trong chế độ ăn hàng ngày: Cơ thể thường xuyên nhận được chất sắt từ thực phẩm mỗi ngày. Nếu ăn quá ít chất sắt cơ thể của bạn sẽ có nguy cơ thiếu sắt. Một số thực phẩm giàu sắt như thịt, trứng, rau lá xanh và thực phẩm bổ sung sắt.

Cơ thể không có khả năng hấp thụ sắt: Sắt từ thực phẩm được hấp thụ vào máu trong ruột non. Rối loạn đường ruột, chẳng hạn như bệnh celiac, ảnh hưởng tới khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn đã tiêu hóa của ruột có thể dẫn đến thiếu máu do thiếu sắt. Nếu một phần ruột non đã được phẫu thuật cắt bỏ, điều đó có thể ảnh hưởng tới khả năng hấp thụ sắt và các chất dinh dưỡng khác.

Phụ nữ mang thai: Tình trạng thiếu máu do thiếu sắt khá phổ biến ở phụ nữ mang thai vì dự trữ sắt của họ cần để phục vụ lượng máu tăng lên để cung cấp lượng hemoglobin cho thai nhi đang phát triển.

Khi bị thiếu máu thiếu sắt nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Đối với tình trạng thiếu máu do thiếu sắt ở thể nhẹ có thể chỉ cần điểu chỉnh chế độ ăn uống hàng ngày là có thể điều trị được.

Chế độ ăn tốt nhất cho người bị thiếu máu do thiếu sắt bao gồm nhiều thực phẩm bổ sung sắt và các loại thực phẩm khác giúp cơ thể hấp thụ chất sắt. Bên cạnh đó cũng nên kiêng ăn một số loại thực phẩm có thể cản trợ sự hấp thụ sắt.

Thiếu máu do thiếu sắt nên ăn gì?

Thiếu máu do thiếu sắt

Các loại thực phẩm bổ sung vào bữa ăn hàng ngày đối với người thiếu máu thiếu sắt.

Nhiều loại thực phầm chứa hàm lượng sắt cao. Bạn có thể kết hợp các loại thực phẩm này để tạo thành những bữa ăn ngon, bổ dưỡng để tăng cường sắt cho cơ thể.

1. Gan và các loại nội tạng trong cơ thể động vật

Ăn các loại nội tạng trong cơ thể động vật như: gan, thận, tim, não,… chứa rất nhiều chất sắt. Ví dụ như, 100gram gan bò chứa tới 6,5mg sắt.

Các loại nội tạng cũng giàu protein và vitamin B, đồng và selen.

Gan cũng chứa nhiều vitamin A, giúp cung cấp 1,049% DV cho mỗi khẩu phần 100gram gan.

Nội tạng cũng là nguồn cung cấp choline tốt nhất, đây là chất dinh dưỡng quan trọng cho sức khỏe của não và gan mà nhiều người không có đủ.

2. Các loại đậu

Một số loại đậu như: đậu lăng, đậu gà, đậu Hà Lan và đậu nành rất giàu chất dinh dưỡng. Đây là một nguồn cung cấp chất sắt tuyệt vời đặc biệt đối với người ăn chay. Ví dụ như: một cốc đậu lăng nấu chín 200gram chứa 6,6mg sắt.

Các loại đậu như đậu đen, đậu xanh đều có thể giúp bạn dễ dàng bổ sung lượng sắt. Thực tế, 100gram đậu đen nấu chín có thể cung cấp 2 gram sắt.

Các loại đậu cũng bổ sung thêm folate, magie và kali dồi dào.

Hơn nữa các nghiên cứu chỉ ra rằng các loại đậu cũng có thể giúp giảm viêm ở người mắc bệnh tiểu đường. Chúng còn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim đối với người mắc hội chứng chuyển hóa.

3. Thịt đỏ

Các loại thịt đỏ rất giàu sắt và bổ dưỡng cho cơ thể. Ví dụ như 100gram thịt bò xay chứa tới 2,7mg sắt.

Thịt đỏ cũng giàu protein, kẽm, selen và một số loại vitamin B.

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng tình trạng thiếu máu do thiếu sắt ít xảy ra hơn ở những người ăn thịt đỏ, thịt gia cầm và cá thường xuyên.

Thực tế, thịt đỏ là nguồn cung cấp sắt heme dễ dàng hấp thu nhất trong cơ thể nên sẽ trở thành nguồn thực phẩm quan trọng cho những người dễ bị thiếu máu.

4. Rau chân vịt (Cải bó xôi)

Rau chân vịt là nguồn dinh dưỡng dồi dào cho cơ thể nhưng lại chứa rất ít calo. Trong 100gram rau chân vịt sống chứa 2,7mg sắt.

Dù đây là chất sắt không heme, sẽ khó hấp thu tốt vào cơ thể hơn so với thịt đỏ. Nhưng rau chân vịt cũng chứa nhiều vitamin C. Mà vitamin C giúp tăng hiệu quả hấp thu sắt vào trong cơ thể.

Rau chân vịt cũng rất giàu chất chống oxy hóa được gọi là carotenoid, có thể giúp giảm nguy cơ ung thư, giảm viêm và bảo vệ mắt khỏi bị tật.

5. Súp lơ xanh

Súp lơ xanh là một thực phẩm vô cùng bổ dưỡng. Trong 156 gram súp lơ xanh chứa khoảng 1mg sắt.

Trong súp lơ xanh còn rất giàu vitamin C giúp cơ thể bạn hấp thu sắt tốt hơn.

Bên cạnh đó, súp lơ xanh cũng rất giàu folate và cung cấp 5gram chất xơ cũng như vitamin K.

Thiếu máu thiếu sắt nên kiêng ăn gì?

Thiếu máu do thiếu sắt

Người bị thiếu máu thiếu sắt nên tránh uống trà và cà phê có thể cản trợ sự hấp thu sắt.

Đối với người bị thiếu máu do thiếu sắt nên tránh các loại thực phẩm sau đây có thể cản trở sự hấp thụ sắt như:

Trà và cà phê.

Sữa và một số sản phẩm từ sữa.

Thực phẩm có chứa tannin như nho, ngô.

Thực phẩm có chứa phytat hoặc axit phytac như gạo lứt và các sản phẩm lúa mì nguyên hạt.

Thực phẩm có chứa oxit oxalic như đậu phộng, mùi tây và sô cô la.

Biến chứng thường gặp khi bị thiếu máu do thiếu sắt

Thiếu máu do thiếu sắt

Trẻ nhỏ bị thiếu máu thiếu sắt dễ bị chậm tăng trưởng.

Đối với người bị thiếu máu do thiếu sắt thể nhẹ sẽ không gây ra biến chứng. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, thiếu máu do thiếu sắt có thể trở nên trầm trọng và dẫn tới các vấn đề sức khỏe bao gồm:

Vấn đề tim mạch: Thiếu máu do thiếu sắt có thể dẫn đến nhịp tim nhanh hoặc không đều. Tim cần phải bơm máu nhiều hơn để bù đắp lượng oxy thiếu trong máu khi bị thiếu máu. Điều này có thể dẫn đến tim to hoặc suy tim.

Các biến chứng thai kỳ: Ở phụ nữ mang thai, thiếu máu do thiếu sắt nghiêm trọng có liên quan đến sinh non và trẻ sơ sinh nhẹ cân. Tuy nhiên, tình trạng này hoàn toàn có thể ngăn ngừa được nếu phụ nữ mang thai được bổ sung sắt thường xuyên suốt thai kỳ.

Các vấn đề về tăng trưởng: Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, thiếu sắt trầm trọng có thể dẫn đến thiếu máu cũng như chậm tăng trưởng và phát triển.

Bài thuốc Thập Toàn Đại Bổ - Bồi bổ khí huyết dành cho người bị thiếu máu do thiếu sắt

Sự kết hợp hài hòa của 10 vị thuốc trong bài thuốc Thập Toàn Đại Bổ giúp bồi bổ khí huyết rất hiệu quả dành cho người bị thiếu máu. Hiện nay bài thuốc này đã được chuyển giao cho nhà máy Dược Phẩm Nhất Nhất sản xuất thành dạng viên nén tiện dụng.

Nhờ sản xuất tại nhà máy dược phẩm hiện đại, đảm bảo các quy chuẩn khắt khe của GMP-WHO, thuốc Thập Toàn Đại Bổ giữ nguyên và phát huy được các dược tính trong các thảo dược quý. Hiện sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

                         Thập toàn đại bổ Nhất Nhất

thiếu máu thiếu sắt

Bồi bổ khí huyết, điều trị suy nhược cơ thể kèm theo dương hư:

• Thiếu máu, kém ăn, sắc mặt xanh xao, hơi thở ngắn, đánh trống ngực, chóng mặt, dễ ra mồ hôi, sức yếu, mệt mỏi, tay chân lạnh,

• Suy giảm sức đề kháng của cơ thể đối với bệnh tật;

• Phụ nữ mới sinh

Thập Toàn Đại Bổ Nhất Nhất là thuốc điều trị, không phải thực phẩm chức năng.

Sản xuất tại: Công ty TNHH Dược Phẩm Nhất Nhất

Số giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc: 307/2020/XNQC/QLD, ngày 29/08/2020.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Giá của thi trên mạng

GD&TĐ - Một phụ huynh có con đang học tại Trường Tiểu học Ngô Quyền (Đà Nẵng) đã mất 55 triệu đồng vì đăng ký cho con dự cuộc thi viết chữ đẹp trên mạng.