Nguy cơ cuộc chiến với phương Tây hậu xung đột Ukraine?

GD&TĐ -Theo phóng viên chiến trường Andrei Rudenko, sau Chiến dịch Quân sự Đặc biệt ở Ukraine, Nga có thể sẽ phải tiến hành một cuộc chiến với phương Tây.

Nguy cơ cuộc chiến với phương Tây hậu xung đột Ukraine?

Phóng viên chiến trường VGTRK (Vserossiyskaya gosudarstvennaya televizionnaya i radioveshchatelnaya kompaniya, tức “Công ty Phát thanh và Truyền hình Trung ương Toàn Nga”) Andrei Rudenko cho rằng, xung đột Ukraine sẽ sớm kết thúc trong tình trạng đóng băng, nhưng Nga nên chuẩn bị cho cuộc chiến tiếp theo với phương Tây.

Theo ông, cuộc xung đột với phương Tây ở Ukraine sẽ sớm kết thúc, nhưng Moscow sẽ cần phải chuẩn bị cho cuộc chiến tiếp theo được dự báo là sẽ gay go hơn và khốc liệt hơn nhiều.

Rudenko tin tưởng vào mưu đồ của phương Tây, vốn đang chuẩn bị cho cuộc chiến tiếp theo, sau khi họ nhận ra rằng, cuộc chiến ở Ukraine sẽ không thể đánh bại được Nga, thậm chí là làm Nga bị suy yếu.

Theo ông, phương Tây sẽ đóng băng cuộc xung đột hiện tại. Điều này sẽ sớm xảy ra nhưng không nhằm mục đích chấm dứt hoàn toàn xung đột với Nga, mà là hướng tới một cuộc chiến trong tương lai, cuộc chiến mà họ sẽ chuẩn bị nghiêm túc hơn nhiều so với cuộc chiến ngày nay.

Hơn nữa, trong một trận chiến trong tương lai, số lượng binh lính sẽ không còn được coi là một lợi thế; mà chiến thắng sẽ được quyết định bởi công nghệ.

Những kinh nghiệm mà Nga thu lượm được trong Chiến dịch Quân sự Đặc biệt cho thấy, công nghệ có vai trò rất quan trọng, ví dụ như tình trạng “cái gì cũng có” của Internet, khả năng nhìn và nhắm mục tiêu tên lửa bằng vệ tinh, trí tuệ nhân tạo để tìm kiếm và tiêu diệt mục tiêu bằng UAV.

Mọi thứ cho thấy rằng, trong tương lai các quân đội sẽ có thể tiến hành một trận chiến hiệu quả ngay cả với lực lượng nhỏ hơn.

Vì vậy, bất cứ quốc gia nào ngày nay cũng cần phát triển công nghệ và ứng dụng chúng vào quân đội càng nhiều càng tốt, nếu không, ngày mai sẽ là quá muộn.

Ông tin rằng, việc phát triển công nghệ là điều quan trọng đối với Liên bang Nga hiện nay và những gì Moscow đã học hỏi và rút ra được kinh nghiệm sau khi cuộc chiến bắt đầu, là những trải nghiệm hết sức quý giá.

Ví dụ như trong giai đoạn đầu của cuộc xung đột, chính Ukraine mới là bên sử dụng nhiều máy bay không người lái hơn và thành công hơn Nga trong việc sử dụng UAV, nhưng ngay sau đó, Moscow đã nhận ra vai trò to lớn của chúng và hiện nay đang nắm ưu thế trên chiến trường nhờ UAV.

Một ví dụ nữa là Nga đã sử dụng rất thành công các hệ thống tác chiến điện tử trên chiến trường, vô hiệu hóa các vũ khí tấn công chính xác hoặc các hệ thống phòng không tối tân mà Mỹ và đồng minh cung cấp cho Quân đội Ukraine, giảm thiểu thiệt hại cho người dân ở hậu phương và Lực lượng Vũ trang Nga trên tiền tuyến.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.