'Ngượng không thể tả!' từ sự cố trang phục phản cảm ở Hoa hậu Việt Nam 2022

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Đừng diện trang phục tưởng là hoàn hảo, nhưng thực ra khiến mọi người phải ý tứ quay đi rồi ngán ngẩm thốt lên: 'Ngượng không thể tả!'.

Ảnh minh họa/INT
Ảnh minh họa/INT

Vụ việc Á hậu 1 Hoa hậu Việt Nam 2020 hớ hênh mặc bộ cánh xuyên thấu dưới ánh đèn sân khấu khi cô trao vương miện cho Á hậu 1 Hoa hậu Việt Nam 2022 có thể được coi là đã khép lại.

Cũng vì nạn nhân đã nhanh chóng lên tiếng xin lỗi, bày tỏ cảm xúc “choáng”, “xấu hổ”. Phần nào dư luận cũng cảm thông cho sự non trẻ của cô giữa chốn showbiz, chẳng may bị tai nạn vì không cẩn trọng cũng như không nhận được sự tư vấn có trách nhiệm từ gia đình, ê-kíp quản lý và ban tổ chức.

Thế nhưng, vì sao công chúng vẫn chưa ngừng bức xúc tranh cãi, luận bàn: “Làm mất vệ sinh màn hình tivi rồi, vướng bẩn lên mắt em thơ cùng trẻ nhỏ!”; “Đây chẳng phải là xu hướng thời trang xuyên thấu khoe thân giới showbiz hay sao?”; “Làm người nhìn thấy ngượng không thể tả…”; “Trách nhiệm của nhà thiết kế, ban tổ chức ở đâu?”…

Có thể thấy, sự phản biện của công chúng trước những cách ăn mặc phản cảm, lệch chuẩn trong đời sống xã hội ngày càng mạnh mẽ và có sức nặng. Cũng bởi, đây là vấn đề thiết thân, giống như cơm ăn, nước uống hằng ngày với mỗi người, nên những góc nhìn, quan điểm, lập luận được đưa ra khá thuyết phục, khách quan khi không ít người có gu thẩm mỹ và phong cách khá thoáng về thời trang cũng lên tiếng.

Đúng là, cách ăn mặc của người thời nay thay đổi rất nhiều so với trước. Người người, nhà nhà hướng đến “ăn ngon, mặc đẹp” chứ không còn là “ăn chắc, mặc bền”. Quan niệm mặc đẹp cũng không còn bị bó hẹp với tiêu chí: Quyến rũ, hấp dẫn trong sự e ấp, “kín cổng cao tường”, mà đã chuyển thành quyến rũ, hấp dẫn của những bung phá cá tính, dấu ấn cá nhân…

Vẫn biết, sự thay đổi đầy cởi mở này là thuận theo xu thế chung và cũng rất cần thiết để người đẹp được khoe, được hãnh diện về nhan sắc trời cho của mình với công chúng.

Nhưng thật đáng phê phán khi có những người lạm dụng sự cởi mở ấy để cố tình khoe thân, từ việc ăn mặc thiếu vải đến việc mặc trùm kín nhưng… xuyên thấu. Có thể, khi đó họ không hề ý thức được việc mình ăn mặc phản cảm, song họ đâu biết, những người nhìn thấy thì phải xấu hổ thay cho.

Thực ra, mỗi bộ trang phục chỉ có thể đến được với người tiêu dùng khi được nhà thiết kế dựng lên và làm ra từ kiểu dáng cho đến chất liệu. Thế nên, thật khó chấp nhận trước việc vì lợi nhuận mà không ít nhà thiết kế vừa cố tình tạo ra vừa sẵn sàng “tiếp tay”, nuông chiều cho những gu thẩm mỹ không phù hợp thuần phong mỹ tục, cùng lời giải thích đổ vấy: Đó mới là sáng tạo.

Bởi vậy, trong đời sống thẩm mỹ, rất cần sự hiểu biết để phân định được ranh giới mong manh của sự quyến rũ, gợi cảm với thô tục để tránh nghĩ sai và rơi vào những cái bẫy phản cảm. Đừng diện trang phục tưởng là hoàn hảo nhưng thực ra mọi người phải ý tứ quay đi rồi ngán ngẩm thốt lên: “Ngượng không thể tả!”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh lớp 12 đăng ký phương thức xét tuyển sớm của Trường Đại học Công Thương TPHCM, tháng 4/2024. Ảnh: Mạnh Tùng

Điểm cao chẳng thể chủ quan

GD&TĐ - Dù đạt điểm cao ở các kỳ thi đánh giá năng lực, thí sinh vẫn cần tập trung tốt cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT, đồng thời đăng ký nguyện vọng hiệu quả nhất.
Kết quả thi GCSE tại Anh sẽ tiếp tục giảm do ảnh hưởng từ việc đóng cửa trường học thời Covid-19.

Covid-19 vẫn 'đeo bám' học sinh Anh

GD&TĐ - Nghiên cứu do Quỹ Nuffield, quỹ từ thiện của Anh, tài trợ, dự đoán điểm số các môn thi chính trong kỳ thi GCSE sẽ giảm đến năm 2030.