Người tiêu dùng phàn nàn chất lượng hàng hóa trên thương mại điện tử

Có đến 72% người tiêu dùng phàn nàn về những vấn đề liên quan đến chất lượng hàng hóa trên thương mại điện tử.

Thương mại điện tử ở nước ta đang phát triển nhanh và bùng nổ, với tốc độ tăng trưởng trung bình những năm gần đây đạt 38%. Song đi cùng với đó là hiện tượng lợi dụng hình thức kinh doanh này lại đang xuất hiện các hành vi, vi phạm pháp luật, gây thiệt hại cho người tiêu dùng xảy ra ngày càng phổ biến.

Báo cáo Thương mại điện tử Đông Nam Á 2020 của Google, Temasek và Bain & Company cho thấy, thương mại điện tử Việt Nam năm 2020 tăng 16% và đạt quy mô trên 14 tỷ USD. Dự đoán tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2020-2025 là 29% và tới năm 2025, quy mô thương mại điện tử nước ta đạt 52 tỷ USD. Bốn sàn thương mại điện tử lớn nhất hiện nay tại Việt Nam là Shopee, Lazada, Tiki, Sendo. Mặc dù phát triển nhanh song hiện tượng lợi dụng hình thức kinh doanh này để thực hiện các hành vi, vi phạm pháp luật, gây thiệt cho người tiêu dùng.

Thương mại điện tử ngày xuất hiện các hành vi, vi phạm pháp luật, gây thiệt cho người tiêu dùng.
Thương mại điện tử ngày xuất hiện các hành vi, vi phạm pháp luật, gây thiệt cho người tiêu dùng.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam cho biết, người bán hàng cung cấp thông tin về sản phẩm không đầy đủ, không chính xác về thành phần; không thực hiện trách nhiệm cung cấp hoá đơn, chứng từ giao dịch; vi phạm trách nhiệm về bảo hành, giao, nhận, đổi, trả hàng hóa; giao hàng hỏng nhưng không thu hồi lại; huỷ đơn hàng không có lý do... Như một hệ quả tất yếu, số vụ tranh chấp trên môi trường thương mại điện tử cũng có xu hướng gia tăng.

"Vấn đề hiện nay đáng quan tâm nhất giữa quảng cáo với những thông tin và thực tế vẫn vênh nhau, chất lượng khác nhau. Thương mại điện tử hiện nay đang rất phát triển, người tiêu dùng cũng ngày càng mua hàng qua mạng nhiều hơn vì tính tiện lợi. Nhưng ngược lại, rủi ro mua bán qua mạng nói chung, bán hàng trực tuyến là rất cao vì ngoài thương mại điện tử còn rất nhiều những sàn, những trang web lập ra để bán hàng, thậm chí có trang web bán hàng không đăng ký, thậm chí bán hàng xong xóa web...", ông Hùng chỉ ra.

Theo ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng Ban nghiên cứu tổng hợp, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương, hiện có 4 phương thức giải quyết tranh chấp ở Việt Nam bao gồm: Thương lượng, hòa giải, trọng tài và tòa án. Cụ thể, các doanh nghiệp và cá nhân thường lựa chọn thương lượng. Trong bối cảnh doanh nghiệp Việt Nam đang chuyển dần sang sử dụng các nền tảng trực tuyến để đàm phán, sửa đổi và ký hợp đồng, nhu cầu về giải quyết tranh chấp trực tuyến cũng ngày càng cao, nhằm giải quyết các vấn đề phát sinh đơn giản và ít chi phí hơn.

Ưu điểm của hình thức này là là khả thi về kinh tế, hiệu quả, nhanh chóng, linh hoạt. Cùng với đó cũng tạo ra tương tác đồng bộ, không đối đầu; cho phép giao tiếp nhiều hơn, thuận tiện hơn và tiếp cận trung lập tốt hơn, lại không giới hạn phạm vi lãnh thổ; đồng thời, việc lưu trữ hồ sơ, dữ liệu, quản lý và tìm kiếm tài liệu cũng dễ dàng hơn.

"Những báo cáo chính thống gần đây nhất cho thấy, có đến 72% người tiêu dùng phàn nàn vì những vấn đề liên quan đến chất lượng của hàng hóa trên thương mại điện tử. Chúng tôi quan tâm hơn đến vấn đề phát sinh liên quan đến chất lượng hàng hóa và các giao dịch khác trong thương mại điện tử, rộng hơn là đối với thương mại hàng hóa, khi đó người tiêu dùng- người mua có cơ chế nào để bảo vệ mình để đòi quyền lợi cho mình", ông Dương nêu rõ.

Theo vov.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ