Người thành công thích nói dối và gian lận

Những người thành công lại thường gian lận, nói dối và dùng hành vi phi đạo đức để mãi ở trên top thành công.

Người thành công thích nói dối và gian lận

Trong cuộc sống, không hiếm lần chúng ta gặp người dường như lấy hết may mắn của kẻ khác. Họ thành công nối tiếp thành công ở hết mặt này đến mặt khác của cuộc sống.

Nhưng giờ đây, nghiên cứu mới khám phá ra rằng, không hẳn là do may mắn từ “trong trứng” một cách tự nhiên, những người dạng này lại thường gian lận, nói dối và dùng hành vi phi đạo đức để mãi ở trên top thành công.

Nghiên cứu của nhà tâm lý học Ilana Ritov đến từ Đại học Hebrew của Jerusalem và giảng viên quản trị kinh doanh Amos Schurr thuộc Đại học Ben-Gurion của Negev được tiến hành tại Đại học Ben-Gurion.

Người thành công thích nói dối và gian lận - 2

Khi đã chiến thắng một lần trong cạnh tranh, người chiến thắng có xu hướng gian lận nhiều hơn người từng thua cuộc. Ảnh: Corbis

Qua các thử nghiệm, nghiên cứu tìm ra rằng những người chơi đã thắng ở thử thách đầu tiên thì có nhiều khả năng nói dối và gian lận ở thử thách kiếm tiền tiếp sau cũng như sẵn sàng thực hiện những hành động tổn hại đến người cùng chơi.

Nghiên cứu được công bố trong Kỷ yếu của Viện hàn lâm khoa học Nga bắt nguồn từ câu hỏi của hai nhà khoa học. “Làm sao chuyện người thành công và vang danh như Eliot Spitzer - công chức tận tụy, bắt đầu sự nghiệp với những ý định tốt - lại trở thành kẻ tham nhũng? Trong khi đó, chúng ta cũng có một người thành công khác, như mẹ Theresa, không hề tha hóa? Điều gì phân biệt hai loại người thành công này?” - Amos Schurr nói.

Từ đó, Schurr và Ritov nhận thấy rằng người thành công do đo lường bằng so sánh xã hội chứ không phải tiêu chuẩn cố định thì nhiều khả năng sẽ thực hiện các hành vi phi đạo đức (trong nghiên cứu này là gian lận để có được nhiều tiền hơn).

Ông cho biết: “Có hai loại người thành công. Một liên quan đến so sánh xã hội và một thì không. Khi bạn đo lường thành công với câu “tôi giỏi như thế nào so với những người khác, đó là khi người ta có xu hướng tham nhũng”.

Schurr phân tích: “Cạnh tranh là điều phổ biến. Con người thường sử dụng đến phương tiện phi đạo đức để giành chiến thắng. Không có gì ngạc nhiên khi sự cạnh tranh là đối tượng nghiên cứu trung tâm của kinh tế học, tâm lý học, xã hội học, khoa học chính trị và nhiều ngành khác.

Mặc dù chúng ta biết nhiều về hành vi của người chơi trước và trong khi tham gia cuộc chơi nhưng chúng ta biết rất ít về hành vi của họ sau khi cạnh tranh kết thúc.

Hơn nữa, tác động hành vi phi đạo đức về sau này dường như phụ thuộc vào sự thắng cuộc chứ không chỉ là sự thành công đơn thuần. Cung cấp cái nhìn sâu sắc về vấn đề này rất quan trọng trong việc đạt được sự hiểu biết về cách các hành vi phi đạo đức có thể được khơi từ việc tiếp xúc với các sắp đặt cạnh tranh…

Chúng tôi là những người đầu tiên đặt câu hỏi chuyện gì xảy ra với những người tham gia và hành vi của họ sau khi một cuộc cạnh tranh kết thúc. Và chúng tôi nhận thấy rằng cạnh tranh là có ảnh hưởng lâu dài…”.

86 sinh viên đại học tình nguyện tham gia dự án. Ban đầu, mỗi người được cho xem nhóm đối tượng trên màn hình máy tính trong khoảng 2.5 giây, không đủ thời gian để đếm. Họ phải ước lượng tổng số đối tượng này và người đoán trúng con số chính xác gần nhất sẽ giành chiến thắng. Giải thưởng là một cặp tai nghe.

Tiếp đến, trong một nhiệm vụ tưởng như không liên quan, người tham gia được chia một cách ngẫu nhiên thành cặp. Họ được đưa 2 xúc xắc với một chiếc cốc. Người tham gia đặt xúc xắc vào trong cốc úp và lắc, họ sẽ nhận tiền tùy theo kết quả xúc xắc.

Trong đó, chỉ có một người nhìn được kết quả xúc xắc, người kia ngồi quan sát. Số thể hiện trên xúc xắc sẽ là số tiền của người được nhìn xúc xắc, còn lại là số tiền của người kia.

Nhiệm vụ này cho phép người làm thí nghiệm đo lường hành vi không trung thực bằng cách so sánh kết quả thực tế với báo cáo của người tham gia. Rất nhiều người đã gian lận. Các nhà nghiên cứu nhận thấy người chiến thắng ở trò đầu có xu hướng nói dối về số xúc xắc.

Nhóm khoa học cũng sử dụng kỹ thuật này trong trò chơi 2 người với một người ném đĩa, một người nhận và tổng số tiền cố định làm giải thưởng.

Theo đó, các cặp lại được sắp lại ngẫu nhiên để người ném không biết người nhận cùng chơi liệu thắng hay thua ở cuộc thi đầu tiên. Mỗi lần người ném nói một con số, tiền sẽ được trừ đi từ tổng này vào túi của người ném. Nghĩa là, nếu người ném nói con số cao hơn để có nhiều tiền hơn thì người nhận sẽ được ít tiền hơn.

Thể hiện của người tham gia trong nhiệm vụ này không liên quan gì đến nhiệm vụ lắc xúc xắc bằng cốc, tuy nhiên, việc họ là người chiến thắng hay thua cuộc lại có tác động rõ ràng đến những gì họ nói. Người thí nghiệm nhận rõ sự khác biệt đáng kể giữa những tuyên bố con số của người tham gia từng chiến thắng và thua cuộc.

Trái ngược với hầu hết các thì nghiệm nói dối và gian lận thường thấy, trong nghiên cứu này, người tham gia gian lận để lấy tiền từ các đối tác của họ chứ không phải từ những người tiến hành thí nghiệm. Như Schurr cho biết: “Họ (người gian lận) không ăn trộm từ những người tạo lập trò này, họ đang ăn trộm từ bạn bè, từ các sinh viên đồng học”.

Cách làm này làm tăng vấn đề đạo đức bởi ăn cắp từ một người cùng chơi với mình là hành vi phản xã hội trắng trợn. Tóm lại, để đo lường hành vi không trung thực, các nhà nghiên cứu so sánh số tiền người tham gia tuyên bố và con số thanh toán trung bình thực tế dự kiến.

Sau đó họ kiểm tra xem liệu trải nghiệm thắng cuộc trong cạnh tranh có khuyến khích hành vi không trung thực tiếp theo hay không. Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy hiệu ứng này sẽ biến mất khi người chiến thắng được quyết định bằng lô tô.

Trong các thử nghiệm tiếp theo, khi người tham gia không cần phải đánh bại đối thủ, hiệu ứng hành vi phi đạo đức cũng giảm thiểu.

Shaul Shalvi, nhà kinh tế học hành vi của Đại học Amsterdam, nhận xét: “Người có tình trạng xã hội cao hơn thường hay phá vỡ các quy tắc hơn.

Ví dụ, bạn hay thấy người đi xe đẹp xe sang sẽ hay phớt đèn đỏ giao thông hơn so với người có xe bình thường bởi họ cảm thấy có quyền. Do vậy rất hay khi liên kết nghiên cứu với điều đó bởi người thành công thường có trải nghiệm về sự thắng cuộc”.

Theo khampha.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Năng lực sản xuất vũ khí của Nga tăng đáng kể kể từ khi Moscow bắt đầu chiến dịch quân sự ở Ukraine.

Cảnh báo gây sốc khi kho vũ khí EU tụt hậu

GD&TĐ -Tổ hợp công nghiệp quân sự của Nga đã tăng cường sản xuất vũ khí kể từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự ở Ukraine, xóa bỏ mọi dấu hiệu thiếu hụt.