“Người rừng” muốn lấy vợ

Sau gần 2 năm trở về cộng đồng, “người rừng” Hồ Văn Lang dù vẫn thấy trâu là bỏ chạy nhưng lại tỏ ra vui vẻ, phấn khởi khi một phụ nữ chưa chồng đến gần

“Người rừng” muốn lấy vợ

Ngày 7-8-2013, sau hơn 40 năm sống trên cây, tách biệt trong khu rừng già thuộc huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi, 2 cha con “người rừng” Hồ Văn Thanh (84 tuổi) và Hồ Văn Lang (43 tuổi) được giải cứu thành công. Họ trở về cuộc sống cộng đồng trong sự bỡ ngỡ, lạ lẫm mọi thứ.

“Người rừng” Hồ Văn Lang hòa nhập nhanh với cuộc sống cộng đồng

“Người rừng” Hồ Văn Lang hòa nhập nhanh với cuộc sống cộng đồng

Giỏi kiếm tiền

Đường về huyện miền núi Tây Trà mưa rả rích kéo dài suốt ngày đêm. Phải khó khăn lắm chúng tôi mới đến được căn nhà cha con “người rừng” Hồ Văn Thanh và Hồ Văn Lang đang sinh sống. Bước vào nhà, chúng tôi gặp ông Hồ Văn Thanh đang ngồi co ro trên chiếc giường xem tivi, còn “người rừng con” Hồ Văn Lang đã đi rẫy từ sáng sớm.

Từ khi trở về từ rừng sâu, anh Lang đã có thể nói chuyện khá sõi bằng tiếng Cor, biết làm thành thục nhiều thứ. Sáng sớm, anh Lang đi rừng hái đót, chặt mây, đến chiều mới về nhà. Lúc nào không đi rừng thì đi đốn củi, đi núi chặt lồ ô như những người khác trong làng. Anh ít chịu ở nhà mà đi làm nhiều thứ để kiếm tiền mua gạo, mua thuốc hút. Anh là lao động chính, giỏi kiếm tiền.

“Người rừng” muốn lấy vợ

Theo anh Hồ Văn Tri (em trai anh Lang), dù biết làm nhiều chuyện nhưng anh Lang không dám đi chăn trâu vì “sợ con trâu nó cắn”, sợ xuống ruộng cấy lúa vì anh bảo “dơ lắm”. “Có lẽ hồi xưa ở rừng anh chưa một lần gặp con trâu, chưa bao giờ lội xuống bùn cấy lúa nên không dám làm. Thấy con trâu là anh bỏ chạy” - anh Tri kể.

Khi trời chập choạng tối, anh Hồ Văn Lang vác trên vai bó mây rừng nặng khoảng 20 kg, thoăn thoắt từ dưới dốc trở về nhà. “Anh ấy khỏe lắm, vác bó mây từ trong rừng già đem về đó. Đi bộ phải mất hơn 2 giờ nhưng chỉ có anh Lang mới đi nhanh như thế, còn người khác phải đi 3 giờ mới tới nơi” - chị Hồ Thị Nhung, vợ anh Tri, nói.

Thích được cưới vợ

Khi vừa về tới nhà, anh Lang vác bó mây thẳng đến chỗ thu mua cân được 24 kg và được trả 50.000 đồng. Cầm trên tay 50.000 đồng, anh Lang hớn hở đem về đưa cho anh Tri. Chúng tôi hỏi: “Sao không mua thuốc hút?” - anh Lang cười, lắc đầu.

Bữa cơm ấm cúng của cha con người rừng với gia đình

Bữa cơm ấm cúng của cha con "người rừng" với gia đình

Ngày nào anh Lang đi rừng cũng đốn được vài chục kg mây rừng, bán được khoảng 50.000-60.000 đồng. Anh Lang không bao giờ tự ý lấy tiền mua cái gì, được bao nhiều là đem về cho anh Tri để dành mua gạo ăn.

Trở về sau một ngày đi rừng, tắm rửa xong anh Lang tiếp tục vào nhóm củi, nấu cơm. Anh móc trong túi xách của mình khi vừa mới đi rừng về bó rau rừng và một con ếch bắt được đem ra làm sạch sẽ, chuẩn bị cho bữa ăn tối của gia đình.

Chị Nhung cho biết hôm nào đi rừng về anh Lang cũng bắt được con ếch, con cua như thế. Ăn cơm xong thì dọn rửa chén bát sạch sẽ, ngăn nắp. “Có hôm anh Tri bảo lấy vợ để nấu cơm, anh Lang cười rất phấn khởi. Anh Lang muốn có vợ lắm!” - chị Nhung kể.

Có hôm anh Lang đi ăn giỗ đã uống rượu say về nhà còn trách cụ Hồ Văn Thanh sao không đưa về nhà sớm hơn để anh lấy vợ. Khi nghe chúng tôi hỏi: “Có muốn lấy vợ không ?”, anh Lang tỏ vẻ phấn khích. Dù không nói được tiếng Kinh nhưng ánh mắt của người đàn ông hơn 40 năm sống tách biệt ở rừng sâu vẫn rất vui vẻ, phấn khích khi một phụ nữ chưa chồng nào đó đến gần.

Theo Người Lao động

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.