Người phụ nữ nặng 14kg và 10 năm “chiến đấu” với chứng biếng ăn

Một phụ nữ người Mỹ cho biết mình đã phải chống chọi với chứng biếng ăn suốt 10 năm qua. Dù sức khỏe của cô đang suy sụp trầm trọng, nhưng cô vẫn quyết tâm tìm cách điều trị và chia sẻ với mọi người về câu chuyện của mình.

Racheal Farrokh, người phụ nữ 10 năm chiến đấu với chứng biếng ăn
Racheal Farrokh, người phụ nữ 10 năm chiến đấu với chứng biếng ăn

Đó là người phụ nữ có tên Rachael Farrokh, 37 tuổi. Theo lời kể của anh Edmondson, chồng Rachael, 10 năm trước cô đã từng là một phụ nữ thông minh, xinh xắn và khỏe mạnh. “Cô ấy rất năng động và luôn luôn cầu tiến, cô ấy còn tốt nghiệp thủ khoa Trường đại học Summa cum laude”. Thế nhưng chỉ trong vài năm mắc chứng biếng ăn này, cô đã giảm từ 47 kg xuống còn 14kg và trở thành “da bọc xương” theo đúng nghĩa đen và phải nằm cả ngày không rời giường bệnh. 

Farrokh cho biết chứng biếng ăn xảy ra kể từ sau khi cô bị mất việc, cùng lúc đó cô cũng phải đối mặt với một vài chuyện đau khổ trong quá khứ, những chuyện mà cô sẽ không bao giờ dám kể cùng ai. Bị tổn thương quá lớn về tinh thần, cô bỗng nhiên bị mất cảm giác và nhu cầu ăn uống. Ban đầu cô cho rằng đó là chuyện bình thường, vì bản thân cô lúc đó cũng muốn giảm một vài cân đi cho thon thả. Nhưng càng ngày, cô càng cảm thấy mình bị mất kiểm soát. Cô không thể ăn uống bất cứ một thứ gì, hàm cô không thể nhai, và họng cô không thể nuốt.

Tình trạng suy sụp của cơ thể Farrokh trở nên rõ rệt hơn từ tháng 9 năm 2014. Kể từ đó, cô không thể không thể tự đi lại và làm những việc đơn giản nếu không có sự giúp đỡ của chồng. Hiện giờ chồng Farrokh thường xuyên phải tắm cho cô và làm quen với lịch sinh hoạt và giấc ngủ thất thường của vợ.

Người phụ nữ nặng 14kg và 10 năm chiến đấu với chứng biếng ăn
Edmondson phải nghỉ việc ở nhà chăm sóc vợ

“Buồn cười là bản thân tôi vẫn chưa bao giờ nhìn nhận sự thật, thi thoảng tôi vẫn quên đi mất tình trạng của mình và nói với chồng tôi rằng: ‘Ok, em sẽ dậy và đi đánh răng’, thế nhưng tôi không thể. Trong cả giấc mơ tôi cũng mơ rằng tôi không bị thế này.” Cuộc nói chuyện thường bị đứt mạch vì Farrokh quên mất điều cô đang nói, và chồng cô lại giúp cô tiếp tục cuộc nói chuyện này.

Chủ tịch Hiệp hội rối loạn chức năng ăn uống, bà Laura Discipio cho biết, bệnh nhân bị chứng biếng ăn có xáo trộn gì đó về não, giống như một bộ máy bị tắt mất chức năng ăn uống, và hiện nay họ vẫn còn đang nghiên cứu về căn bệnh này. Theo bà, đây cũng là một loại bệnh rối loạn tâm thần. Trong đó, chán ăn là bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất.

“Với một cơ thể gầy gò, đầu óc tôi cũng có cảm giác chậm chạp đi. Thi thoảng tôi quên điều tôi vừa nói chỉ sau vài giây. Tôi muốn những người bị chứng biếng ăn như tôi nghe được những gì tôi nói. Đây thực sự là một căn bệnh đau khổ. Tất cả các bộ phận trên cơ thể từ đầu đến chân tôi đều rất đau đớn. Đó là sự thật không thể chối bỏ. Chính vì thế tôi nhờ chồng tôi lập ra một trang Facebook dành cho những người bị bệnh giống mình, tôi muốn giao lưu với họ để được khích lệ và động viên, giúp đỡ nhau”, Farrokh nói.

Hiện tại Edmondson đã nghỉ việc ở nhà dể chăm sóc vợ, và theo nguyện vọng của Farrokh, Edmondson đã tạo ra trang GoFundMe để kêu gọi ủng hộ chi phí chạy chữa cho Farrokh. Nhưng vì cân nặng của cô quá ít, không đạt yêu cầu tối thiểu cần có nên không thể tham gia điều trị phục hồi ở bệnh viện công.

Người phụ nữ nặng 14kg và 10 năm chiến đấu với chứng biếng ăn
Hình ảnh Farrokh trước khi bị bệnh

Farrokh không còn tin mình còn khả năng hồi phục hoàn toàn, nhưng cô vẫn đang nỗ lực tìm cách để chữa trị cho mình. Cô đang phân vân việc nên lựa chọn một dịch vụ chăm sóc tại nhà chuyên nghiệp hay một phòng khám tư, vì ngoài 2 nơi này ra không nơi nào còn nhận cô vào điều trị. Cô đang phải làm một số kiểm tra về y tế trước khi phòng khám quyết định có giữ cô ở lại không.

Sau mọi nỗ lực bất thành, khi thấy sức khỏe của Farrokh đã suy giảm, Edmondson đã nhờ một người bạn ghi lại những hoạt động của Farrokh hàng ngày bằng những bức ảnh và những đoạn phim và up lên facebook để cảnh báo cho mọi người biết về sự nguy hiểm của hội chứng này, nhằm nâng cao nhận thức cho mọi người để cùng phòng tránh. Các hình ảnh được ghi lại cho mọi người thấy chứng biếng ăn có thể khiến cho cuộc sống và diện mạo của một con người thay đổi kinh khủng đến như thế nào.

Farrokh cho biết, dù cô có phục hồi hay không, cô vẫn sẽ tiếp tục tuyên truyền về căn bệnh nguy hiểm này để mọi người tránh gặp phải.

Theo afamily

Tin tiêu điểm

Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

Thế giới
GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT.

Khi trách nhiệm… 'mơ màng'!

GD&TĐ - Trước khi mọi việc đi quá xa thì cần nghĩ đến đường dài cho nhạc hội bằng sự lắng nghe, cầu thị và tôn trọng khán giả.
Kết quả thi GCSE tại Anh sẽ tiếp tục giảm do ảnh hưởng từ việc đóng cửa trường học thời Covid-19.

Covid-19 vẫn 'đeo bám' học sinh Anh

GD&TĐ - Nghiên cứu do Quỹ Nuffield, quỹ từ thiện của Anh, tài trợ, dự đoán điểm số các môn thi chính trong kỳ thi GCSE sẽ giảm đến năm 2030.
Nhiều người lợi dụng thị thực du học để nhập cư Australia trái phép.

Ngăn chặn tình trạng lừa đảo du học

GD&TĐ - Các đại lý du học thiếu uy tín thường vẽ ra viễn cảnh tươi đẹp về cuộc sống đại học và cơ hội nhập cư để lừa sinh viên quốc tế đăng ký.
Robot chơi piano của nhóm sinh viên.

Sinh viên chế tạo robot chơi piano

GD&TĐ - Nhóm sinh viên Trường Đại học Kinh tế TPHCM chế tạo robot có thể chơi hàng trăm bản nhạc khác nhau một cách thuần thục với đàn piano.