Người nghèo còn nhiều cơ hội tiếp cận nhà ở

GD&TĐ - Gói tín dụng hỗ trợ nhà ở 30.000 tỷ đồng đã chính thức được Chính phủ cho phép kéo dài đến khi giải ngân hết. 

Người nghèo còn nhiều cơ hội tiếp cận nhà ở

Tuy nhiên, không ít người vẫn hoang mang: Từ nay người nghèo sẽ không còn cơ hội tiếp cận với nhà ở giá rẻ, trong khi mảng nhà ở xã hội cho thuê thì quá thiếu. Tuy nhiên, những lo lắng đó hoàn toàn có thể được dẹp bỏ nếu biết rằng việc phát triển nhà ở và phục vụ mục tiêu người dân có nhà - an sinh xã hội là chính sách dài hạn, còn gói 30.000 tỷ đồng chỉ là gói kích cầu mà thôi. Chưa kể, phân phúc nhà ở xã hội để bán, cho thuê cũng ngày càng được hưởng nhiều ưu đãi hơn để hướng tới người nghèo, người thu nhập thấp.

Như đã nói ở trên, chính sách nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp là ổn định lâu dài. Vì vậy, cần có nguồn vốn dài hạn và không chỉ phụ thuộc vào gói tín dụng 30.000 tỷ đồng. Vốn cho nhà ở xã hội đã được Chính phủ quy định trong Nghị định 100 về phát triển và quản lý nhà ở xã hội, có hiệu lực từ 10/12/2015, được phân cho Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH).

Được biết, cơ quan này cũng đã đề xuất lãi suất mua, thuê mua nhà ở xã hội với Ngân hàng Nhà nước ở mức: 0,4%/tháng (4,8%/năm). Hiện NHCSXH đang chờ tờ trình của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) gửi Thủ tướng về mức lãi suất cho vay với nhà ở xã hội. Trong khi đó, theo lộ trình đến tháng 6 tới khi kết thúc gói 30.000 tỷ đồng sẽ triển khai tín dụng từ NHCSXH.

Chưa kể, người dân cũng không nên quá hoang mang như thời gian qua trước thông tin ngừng vay gói ưu đãi 30.000 tỷ. Vì chính sách nhà ở xã hội, Chính phủ đã ban hành những văn bản cụ thể như: Nghị Quyết 02/2013/NQ-CP; Luật Nhà ở số 65/2014/QH13; Nghị định 100/2015/NQ-CP về phát triển và quản lý nhà ở xã hội.

Theo đó, phát triển nhà ở và phục vụ mục tiêu người dân có nhà - an sinh xã hội là chính sách dài hạn, còn gói 30.000 tỷ đồng là gói kích cầu. Khách hàng vay ngân hàng để mua nhà ở xã hội sau ngày 1/6/2016 cũng không bị ảnh hưởng bởi căn cứ trên Luật Nhà ở 2014 (có hiệu lực thi hành từ 1/7/2015), tiếp đó là Nghị định 100/NQ-CP của Chính phủ ban hành ngày 20/10/2015 về phát triển và quản lý nhà ở xã hội, Thông tư hướng dẫn của NHNN số 25/2015/TT-NHNN ngày 9/12/2015, Văn bản số 9512/NHNN-TD ban hành ngày 10/12/2015 về việc tham gia cho vay vốn ưu đãi thực hiện chính sách nhà ở xã hội…

Đáng chú ý hơn, để người nghèo, người thu nhập thấp có cơ hội tiếp cận với nhà ở xã hội giá rẻ, hoặc thuê nhà ở xã hội, Bộ Tài chính mới đây cũng đã đề nghị Quốc hội tiếp tục duy trì nguyên suất thuế ưu đãi đối với hoạt động đầu tư xây dựng nhà ở xã hội để bán, cho thuê, cho thuê mua như đã quy định tại Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp được ban hành từ năm 2013.

Việc này nhằm đảm bảo tính đơn giản và ổn định của chính sách thuế, mà không cần ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành chế độ miễn, giảm thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp… như quy định tại Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội.

Thống kê của Bộ Xây dựng mới đây cho thấy, điều kiện về nhà ở của một bộ phận người lao động ở cả khu vực đô thị và nông thôn còn gặp nhiều khó khăn. Giai đoạn 2016 - 2020 nhu cầu nhà ở cho các đối tượng có thu nhập thấp cần khoảng 1 triệu căn; trong khi mấy năm gần đây, mỗi năm cũng chỉ đáp ứng được khoảng 30.000 căn. Nhằm đẩy mạnh đầu tư xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê thì cần thiết phải có chính sách ưu đãi nhiều hơn đối với đầu tư xây dựng nhà ở xã hội nói chung.

Việc miễn giảm thêm thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp cũng như thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động đầu tư xây dựng nhà ở xã hội chỉ để cho thuê là rất nhỏ, không ảnh hưởng nhiều đến việc thu ngân sách, nhưng lại khuyến khích được các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê, đáp ứng nhu cầu của người dân và nhất là đảm bảo an sinh xã hội, thực hiện đúng chính sách nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp mà Chính phủ đã đề ra.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.