Người dùng xao lãng hơn khi xa rời iPhone

Có ý kiến cho rằng mọi người nên bỏ điện thoại sang một bên khi làm việc hay trò chuyện với bạn bè, nhưng một nghiên cứu lại cho kết quả ngược lại.

Người dùng xao lãng hơn khi xa rời iPhone

Mọi người vẫn được khuyên rằng, khi tham gia một cuộc họp quan trọng, hay khi đi ăn tối với bạn bè, người thân, họ nên tránh trả lời cuộc gọi hay đọc tin nhắn và tốt nhất là quên đi chiếc điện thoại của mình để tập trung giao tiếp với người đối diện.

Tuy nhiên, nghiên cứu mới mang tên "Sự ảnh hưởng của việc xa rời iPhone tới nhận thức, cảm xúc và tâm lý" của Đại học Missouri (Mỹ) cho thấy việc tách khỏi iPhone khiến người sử dụng cảm thấy bất an và tư duy kém đi.

Các nhà nghiên cứu đã mời 40 người dùng iPhone tham gia thử nghiệm nhỏ. Đầu tiên, họ được yêu cầu ngồi trong phòng và giải đố với điện thoại để bên cạnh. Sau đó, họ tiếp tục giải đố nhưng được giải thích rằng iPhone làm ảnh hưởng đến sóng Bluetooth nên phải cất ở nơi khác. Các nhà khoa học đã gọi điện đến iPhone và cố tình để người chơi nghe thấy tiếng chuông mà không thể trả lời được.

Kết quả là nhịp tim, huyết áp của những người tham gia đều tăng lên khi nghe chuông điện thoại và tỏ ra bồn chồn hơn, dẫn đến việc giải đố tệ hơn so với vòng trước đó.

"Tách khỏi điện thoại càng khiến mọi người khó tập trung vào công việc và giao tiếp. Lời khuyên của chúng tôi là bạn sẽ vẫn luôn mang điện thoại bên người, nhưng chuyển sang chế độ câm trong các cuộc gặp quan trọng để tránh xao lãng", Russell Clayton, chuyên gia tại Đại học Missouri, chia sẻ trên Huffington Post.

Theo VnExpress

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.