Người dân kiến nghị xử lý dứt điểm phần vi phạm tòa 8B Lê Trực

Người dân kiến nghị xử lý dứt điểm phần vi phạm tòa 8B Lê Trực

Đề nghị xử lý dứt điểm

Sáng 16/5, sau khi chuẩn bị các điều kiện, lực lượng cưỡng chế của quận Ba Đình, Công ty CP Đầu tư xây dựng dân dụng Bắc Nam - đơn vị thi công, đã tiến hành phá tường, bắt đầu quá trình phá dỡ phần vi phạm của công trình 8B Lê Trực.

Chứng kiến quá trình phá dỡ phần sai phạm, nhiều người dân sống gần tòa nhà 8B Lê Trực tỏ ra đồng tình với những việc làm này của chính quyền sở tại.

Ông Nguyễn Mạnh Hảo (64 tuổi, sống tại phường Điện Biên) cho biết, công trình 8B Lê Trực sai phạm đã được cơ quan chức năng chỉ rõ nhưng việc xử lý kéo dài lâu khiến người dân sống gần công trình rất bức xúc.

“Mặc dù biết rõ sai phạm như vậy nhưng theo chúng tôi được biết, chủ đầu tư tỏ ra chống đối, không hợp tác, cản trở quá trình xử lý vi phạm dẫn tới quá trình xử lý kéo dài cho đến tận bây giờ.”, ông Hảo cho hay.

“Chúng tôi rất chia sẻ với những người dân đã mua nhà của chủ đầu tư. Nhưng không thể lấy sai này chồng lên sai kia được…”, ông Hảo nói.

Ông Hảo đề nghị xử lý dứt điểm các tầng vi phạm, để chủ đầu tư sớm hoàn thiện phần không vi phạm cho các cư dân khác sớm dọn về ở, ổn định cuộc sống.

Ông Lê Hồng Sơn (60 tuổi, sống tại phường Điện Biên) đề nghị: “Chính quyền kiên quyết xử lý vi phạm đó sẽ giúp giải quyết được an ninh trật tự, trả lại kỉ cương phép nước. Qua đó để người dân thấy những công trình vi phạm trong xây dựng phải chịu xử lý nghiêm. Từ đó người dân sẽ có lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền”.

Nói về quy trình xử lý công trình, ông Lê Hồng Sơn cho biết, trước khi tháo dỡ phần vi phạm lực lượng chức năng phường Điện Biên, quận Ba Đình đang thực hiện các bước bài bản: từ tuyên truyền, thông báo đến nhân dân, khu phố…

Ông Sơn kiến nghị, những vụ việc vi phạm cần được giải quyết dứt điểm để chính quyền và người dân ổn định, tập trung vào thực hiện nhiệm vụ khác, vì  Thủ đô giàu mạnh, văn minh.

Người dân kiến nghị xử lý dứt điểm phần vi phạm tòa 8B Lê Trực ảnh 1
Bà Trương Thị Diệp Phương kiến nghị cơ quan chức năng sớm xử lý dứt điểm vi phạm tại tòa 8B Lê Trực.

Còn bà Trương Thị Diệp Phương (công dân quận Ba Đình) thì nhấn mạnh, sai phạm ở tòa nhà 8B Lê Trực là sai phạm của chủ đầu tư chứ không phải là sai phạm của người dân và chính quyền.

“Phá dỡ phần vi phạm thì chủ đầu tư phải có trách nhiệm với những người mua nhà, sắp xếp, đền bù cho phù hợp…”, bà Phương bày tỏ.

Trước đó, vi phạm trật tự xây dựng tại dự án đầu tư xây dựng công trình tại 8B Lê Trực đã được Thủ tướng Chính phủ và Thành ủy, UBND thành phố Hà Nội yêu cầu kiên quyết xử lý dứt điểm.

Giải đáp, đốc thúc xử lý vi phạm tại công trình

Trước đó, ngày 12/5 UBND quận Ba Đình đã tổ chức buổi làm việc với Lãnh đạo Công ty Cổ phần May Lê Trực (Chủ đầu tư công trình số 8B Lê Trực - PV) và giải đáp nhiều kiến nghị của Công ty.

Người dân kiến nghị xử lý dứt điểm phần vi phạm tòa 8B Lê Trực ảnh 2
Lực lượng chức năng thực hiện việc tháo dỡ phần vi phạm tòa nhà 8B Lê Trực.

Trong đó, về hồ sơ phương án, giải pháp tháo dỡ tầng 18 công trình 8B Lê Trực, UBND quận Ba Đình đã giao UBND phường Điện Biên cung cấp đấy đủ cho Chủ đầu tư các văn bản liên quan.

Lãnh đạo UBND quận cũng cho biết, phương án, giải pháp tháo dỡ, phá dỡ đã được Sở Xây dựng chấp thuận tại văn bản số 2966/SXD-QLXD ngày 17/4/2020 và UBND quận phê duyệt tại Quyết định số 930 QĐ-UBND ngày 23/4/2020.

Theo đó, UBND phường Điện Biên đã niêm yết công khai toàn bộ các văn bản trên tại hiện trường xử lý công trình vi phạm trật tự xây dựng.

“Ngày 23/4 UBND quận đã phê duyệt phương án, giải pháp tháo dỡ tại QĐ 930/QĐ-UBND. Chủ đầu tư nên có thái độ hợp tác với chính quyền để đẩy nhanh tiến độ tháo dỡ, phá dỡ. Có như vậy, dự án mới nhanh chóng hoàn thiện, nghiệm thu, đưa công trình vào sử dụng, bảo đảm quyền lợi cho những người mua nhà", lãnh đạo UBND quận Ba Đình thông tin với Báo GD&TĐ.

Người dân kiến nghị xử lý dứt điểm phần vi phạm tòa 8B Lê Trực ảnh 3
Đơn vị thi công phá tường các căn hộ tầng 18 tòa nhà 8B Lê Trực.

UBND quận Ba Đình cũng đã có văn bản xin ý kiến Sở Xây dựng Hà Nội về biện pháp, dự toán kinh phí phá dỡ do Công ty cổ phần đầu tư xây dựng dân dụng Bắc Nam lập.

UBND quận Ba Đình (Hà Nội) cũng ban hành kế hoạch tổ chức cưỡng chế phá dỡ giai đoạn II công trình sai phạm tại số 8B phố Lê Trực gồm phá dỡ tầng 17 và 18 sai phạm diện tích sàn xây dựng và chiều cao công trình, đồng thời ban hành quyết định thành lập các tổ công tác phục vụ cưỡng chế.

UBND quận Ba Đình kiến nghị UBND thành phố Hà Nội cho phép chỉ định thầu đơn vị phá dỡ là Công ty cổ phần đầu tư xây dựng dân dụng Bắc Nam; giao Công an thành phố phối hợp, hỗ trợ công tác cưỡng chế; giao các sở: Xây dựng, Tài chính phối hợp, hướng dẫn quận Ba Đình trong quá trình cưỡng chế, thanh toán kinh phí cho đơn vị phá dỡ.

Theo lãnh đạo UBND quận Ba Đình, Hà Nội, từ ngày 15/5 - 30/5 lực lượng chức năng tiến hành phá tường và vận chuyển phế thải ra bên ngoài; từ 16/5 - 28/5 sẽ tháo kính mặt tiền và lắp giáo văng; từ ngày 20/5 - 23/5 cắt một vài ô sàn để cẩu phế thải xuống mặt đất.

“Sau khi phá dỡ xong phần tường và kính (dự kiến đầu tháng 6) sẽ cắt các ô sàn tiếp theo kế hoạch…”, lãnh đạo UBND quận Ba Đình thông tin.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cảnh giác với dòng rip

GD&TĐ - Dòng rip là luồng nước mạnh chảy vuông góc từ bờ ra biển. Hiểu nôm na, đó là một dòng nước chảy xiết nhưng bằng mắt thường rất khó phát hiện.
Học sinh Trường THPT Đức Hợp (Kim Động, Hưng Yên) tham gia trò chơi tại chương trình “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” năm 2024. Ảnh: TG

Cách làm mới hỗ trợ khởi nghiệp từ THPT

GD&TĐ - “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” là cách làm mới mà nhiều địa phương đã và đang kết hợp với cơ sở GD đại học nhằm hỗ trợ học sinh THPT khởi nghiệp...
Ảnh minh họa.

Cân nhắc khi học trung cấp y

GD&TĐ - Bộ Y tế thông báo không cấp giấy phép hành nghề đối với y sĩ trình độ trung cấp sau ngày 31/12/2026.