Người dân khai quật địa đạo vừa phát lộ sau 50 năm

Nhiều người dân thôn Bình Túy (Bình Giang, Thăng Bình, Quảng Nam) cùng nhau đào bới theo dấu tích địa đạo vừa phát lộ sau 50 năm.

Người dân khai quật địa đạo vừa phát lộ sau 50 năm

Theo tin tức từ báo Quảng Nam, chiều ngày 16/4, người dân thôn Bình Túy (Bình Giang, Thăng Bình, Quảng Nam ) tổ chức khai quật, phát lộ địa đạo ngay tại địa bàn tổ 18 của thôn.

Ông Trương Hoàng Lâm - em trai Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Trương Thị Xáng cho biết, địa đạo đã hình thành từ thời kháng chiến chống Pháp. Đến những năm 1964 - 1965, người dân Bình Giang tiếp tục đào thêm các hầm, địa đạo ngay bên cạnh nhà để trốn địch và nuôi giấu bộ đội. Miệng hầm được đặt ngay tại khu vườn bên cạnh nhà Anh hùng Lực lượng vũ trang Trương Thị Xáng, cũng là nơi chị hy sinh.

Người dân khai quật địa đạo vừa phát lộ sau 50 năm - Ảnh 1

Ông Trương Hoài Lâm bên trong địa đạo vừa được phát lộ, nơi chị gái mình hi sinh. (Ảnh: Nguyễn Thành/báo Tiền phong).

Theo ký ức của mình, ngày 16/4, ông Lâm đã chỉ vị trí chị gái hy sinh và huy động người dân trong thôn cùng đến khai quật.

Đến ngày 17/4, ngoài vị trí miệng hầm được phát lộ, đào sâu xuống khoảng từ 4 - 5m, người dân thôn Bình Túy còn phát hiện và đào thêm một cửa hầm khác - chính là miệng thoát hiểm của 300 cán bộ, du kích trú trong địa đạo. Đây là trận đánh mà chị Trương Thị Xáng đã báo tin, hướng dẫn 300 cán bộ, du kích thoát khỏi vòng vây và bị địch bắn ngay trên miệng hầm sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

Người dân khai quật địa đạo vừa phát lộ sau 50 năm - Ảnh 2

Một nhánh của địa đạo, nơi được người dân tại đây cho là cửa thoát hiểm của 300 cán bộ, du kích. (Ảnh: Báo Quảng Nam).

Trao đổi trên báo Tiền phong, ông Nguyễn Văn Anh, Chủ tịch UBND xã Bình Giang cho biết, người dân mong muốn phục hồi di tích địa đạo Bình Túy để trở thành một di tích lịch sử từ lâu nay nhưng xã không có kinh phí. Chờ tỉnh, huyện lâu quá nên người dân tự tìm kiếm, tự đào lại để phục hồi.

Ngay sau khi địa đạo phát lộ, xã đã báo cáo lên huyện Thăng Bình và Sở VH-TT&DL, đồng thời yêu cầu người dân ngừng đào tiếp, vì sợ địa đạo lâu ngày dễ sập, bom mìn chưa được rà phá hết, kể cả rắn độc. Tuy nhiên, người dân vẫn rủ nhau đào để làm rõ hình hài của địa đạo với mong muốn cấp trên giúp dân làng cùng phục hồi công trình lịch sử này, để khỏi bị quên lãng.

Theo ĐSPL

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa INT.

Môn học công cụ

GD&TĐ - Theo kết quả kỳ thi học sinh giỏi quốc gia lớp 12 năm học 2024 - 2025, Hà Nội vẫn dẫn đầu cả nước về số lượng học sinh đoạt giải.