Người dân đã chi tiêu hợp lý hơn

Bình luận về câu chuyện chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước tháng 3/2014 âm 0,44%, bà Trần Thị Hằng - phó tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê - cho rằng do người dân đã chi tiêu hợp lý hơn.

Người dân đã chi tiêu hợp lý hơn

Bà Hằng nói: Việc chỉ số CPI giảm trong tháng 3 cũng hợp với quy luật, đó là sau khi tháng Tết Nguyên đán (thường vào tháng 1, tháng 2) tăng giá thì tháng 3 giá sẽ giảm. Chẳng hạn, tháng 3/2013 chỉ số CPI cũng giảm 0,19%, khi chúng ta kiểm soát được lạm phát.

* Vậy đâu là lý do chính khiến CPI tháng 3 năm nay giảm nhiều hơn cùng thời điểm những năm trước?

- Có nhiều lý do khiến CPI bị giảm. Theo tôi, trước hết là lượng cung hàng hóa dồi dào. Mặt hàng hay gây xáo trộn nhiều, có ảnh hưởng quan trọng vào chỉ số CPI là nhóm hàng hóa dịch vụ ăn uống (trong đó có lương thực và thực phẩm) giảm khá mạnh trong tháng này.

Nhóm nhà ở vật liệu xây dựng, dù các mặt hàng vật liệu xây dựng không giảm, nhưng do giá gas giảm mạnh nên kéo chỉ số này xuống. Nhìn vào giá tiêu dùng giảm, nhiều người nghĩ đến cầu yếu. Nhưng nhìn vào chỉ số thể hiện tiêu dùng là tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ thì lại thấy nó vẫn tăng.

Ngay cả khi loại trừ yếu tố tăng giá thì quý 1/2014 chỉ số này vẫn tăng khoảng 5,1% so với cùng kỳ năm trước. Đó là mức khá, tăng cao hơn mức tăng năm 2013. Tuy nhiên, đúng là mức tăng 5,1% quý 1 năm nay so với những năm chúng ta tăng trưởng khá, thuận lợi (ở mức 6-7%) thì có thấp hơn.

* Có nghĩa người dân đã chi tiêu ít hơn, hợp lý hơn?

- Đã có nghiên cứu xã hội học cho thấy hành vi tiêu dùng của người tiêu dùng VN đã thay đổi, cả về nhu cầu vật chất và dịch vụ. Tiêu dùng vật chất có giới hạn, nhất là không bị tâm lý tích trữ, nên tiêu dùng ở mức vừa phải. Điều này tác động đến cầu, nó không gây giá sốc.

Tôi cho rằng người VN đã chi tiêu hợp lý hơn, chứ không phải cắt giảm quá mức. Trước chạy theo thị hiếu, vài tháng có thể mua tivi khi có mẫu mới, nhưng nay đã khác. Tất nhiên, có một bộ phận người dân thu nhập giảm do kinh tế khó khăn nhưng theo khảo sát của chúng tôi, thu nhập chung năm 2013 của cả nước vẫn tăng so với năm trước.

* Với CPI cả quý 1 mới tăng 0,8%, mức lạm phát Chính phủ đưa ra năm nay khoảng 7% sẽ có thể thấp hơn? Có ý kiến nêu là nên kích cầu, theo bà, liệu có nên?

- Khẳng định điều gì bây giờ là quá sớm. Nhưng dự báo, theo tôi, với cách kiểm soát, điều hành của Chính phủ, việc kiểm soát theo mục tiêu là có thể đạt được. Tất nhiên phải trừ khi có những cú sốc lớn về thiên tai hay giá cả tăng mạnh từ bên ngoài vào.

Riêng chuyện kích cầu, theo tôi, cần cẩn trọng. Cứ hô kích, nhưng kích thế nào, cầu về tiêu dùng hay cầu cho khu vực sản xuất? Cần tính toán, không nên chung chung, có thể không hiệu quả, đôi lúc có thể tác động tâm lý đến thị trường.

Theo Tuổi trẻ

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.