Chợ phế liệu điện tử ở Seelampur thu hút hơn 30.000 người (bao gồm cả trẻ em) đến để phân loại phế liệu điện tử. (ảnh: Barcorft).
Anh Muhammad Hameed, chủ một cửa hàng phế liệu gần đó cho biết anh đã làm việc ở đây suốt 40 năm với công việc chính là tách chiết đồng từ các bo mạch đã bị loại bỏ từ rác thải điện tử. (ảnh: Barcorft).
Người dân ở đây mỗi ngày chọn lọc đồng từ các bảng mạch. Một số kim loại có giá trị khác cũng được chiết xuất độc lập, rồi đem bán cho các thương lái lớn. (ảnh: Barcorft).
Thu nhập của những người dân phân loại phế liệu rác thải điện tử vào khoảng 200 Rupi Ấn Độ (khoảng 60,000 đồng mỗi ngày).(ảnh: Barcorft).
Một cậu bé chia sẻ, mỗi ngày cậu đều cùng mẹ làm việc 9 tiếng để tháo dỡ, phân loại đồng, chì, nhôm và đôi khi họ còn tìm thấy cả vàng từ các bảng mạch điện tử cũ. (ảnh: Barcorft).
Thu nhập của những người phân loại rác thải điện tử phụ thuộc số lượng các thành phần có giá trị mà họ tháo dỡ và tách lọc được hàng ngày.(ảnh: Barcorft).
Ramcharan (phía trước) và bạn của anh Harish, đang tiếp tục công việc phân loại sau khi thu thập kim loại từ các mặt hàng phế thải. (ảnh: Barcorft).
Màn hình máy tính cũ bị thải ra nằm chồng chất bên đường, đây là loại phế liệu điện tử chiếm diện tích lớn nhất trong khu vực này.(ảnh: Barcorft).
Một người dân Ấn Độ đang chở các màn hình cũ đến cửa hàng phế liệu để tách lọc các kim loại có giá trị. (ảnh: Barcorft).
Việc mua bán ở khu chợ phế liệu Seelampur, Ấn Độ diễn ra nhộn nhịp, hàng ngày. (ảnh: Barcorft).
Các đồ điện phế thải bị tháo dỡ ở Seelampur, Ấn Độ. (ảnh: Barcorft).
Sau đó, sẽ có các thương lái khác nhau đến thu mua những thứ như bảng mạch và dây điện, rồi mang đi nơi khác để chiết xuất ra kim loại. (ảnh: Barcorft).
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, khi rác thải điện tử đang ngày càng gia tăng, cần có công nghệ xử lý loại rác thải này một cách khoa học, đảm bảo cho sức khỏe của người dân. (ảnh: Barcorft).