Người Ba Na ở Gia Lai tổ chức Lễ cầu mưa

GD&TĐ - Cầu mưa là nghi lễ đặc trưng nhất của cư dân làm nông nghiệp, thường được người Ba Na tổ chức vào trung tuần tháng 4 đến hết tháng 4 hàng năm.

Làng Hnap tất bật, rộn ràng tổ chức 'Lễ cầu mưa'.
Làng Hnap tất bật, rộn ràng tổ chức 'Lễ cầu mưa'.

Đây cũng là nghi lễ độc đáo, góp phần làm giàu bản sắc văn hóa của các dân tộc ở Gia Lai.

Tuy nhiên, do sự thay đổi tín ngưỡng và phương thức sản xuất, nghi lễ cầu mưa của người Ba Na bị lãng quên. Nhằm bảo tồn và phát huy nghi lễ tâm linh độc đáo này, Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Đăk Đoa (Gia Lai) phối hợp với UBND xã K'Dang tổ chức phục dựng “Lễ cầu mưa” tại khu vực giọt nước (nơi lấy nước cộng đồng) của làng Hnap.

Ngay từ sáng sớm, dân làng Hnap tập trung tại khu vực giọt nước chuẩn bị cho nghi lễ. Già làng khoác lên mình bộ trang phục truyền thống trang trí cây nêu và chuẩn bị các lễ vật, gồm: Rượu ghè, gà, thịt heo để dâng lên thần linh.

Công tác chuẩn bị tươm tất, người chủ lễ cầm lá vẫy ba lần rồi khấn mời các vị thần núi (Yang Kông), thần nước (Yang Đak) về chứng giám cho lòng thành của dân làng.

Ngay từ sáng sớm, già làng Hnap trang trí cây nêu, chuẩn bị lễ vật dâng lên thần linh.

Ngay từ sáng sớm, già làng Hnap trang trí cây nêu, chuẩn bị lễ vật dâng lên thần linh.

Già làng cầu mong thần linh phù hộ bà con có sức khỏe, mang mưa tưới mát cho đồng ruộng, nương rẫy, cho cây cối tốt tươi, mùa vụ bội thu.

Già làng cầu mong thần linh phù hộ bà con có sức khỏe, mang mưa tưới mát cho đồng ruộng, nương rẫy, cho cây cối tốt tươi, mùa vụ bội thu.

Những người phụ nữ trong làng đến giọt nước lấy nước vào bầu khô với mong muốn nguồn nước luôn dồi dào, tuôn chảy.

Những người phụ nữ trong làng đến giọt nước lấy nước vào bầu khô với mong muốn nguồn nước luôn dồi dào, tuôn chảy.

Bà con quây quần bên giọt nước chuẩn bị nguyên vật liệu làm những món ăn truyền thống.

Bà con quây quần bên giọt nước chuẩn bị nguyên vật liệu làm những món ăn truyền thống.

Cơm lam là món ăn không thể thiếu trong các lễ hội truyền thống của người Ba Na.

Cơm lam là món ăn không thể thiếu trong các lễ hội truyền thống của người Ba Na.

Dân làng cùng nhau thưởng thức rượu cần, chia sẻ những câu chuyện trong cuộc sống.

Dân làng cùng nhau thưởng thức rượu cần, chia sẻ những câu chuyện trong cuộc sống.

“Hỡi các vị thần linh! Chúng con dâng lên những lễ vật này, cầu xin các thần luôn che chở cho mọi người trong làng có sức khỏe để lao động, sản xuất. Cầu mong các vị thần mang mưa tưới mát cho đồng ruộng, nương rẫy, cho cây cối tốt tươi, mùa vụ bội thu, dân làng no ấm”, chủ lễ cầu khấn.

Bà Đặng Thị Hoài, Giám đốc Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Đăk Đoa, cho biết, người Ba Na có nhiều lễ hội truyền thống như: Lễ ăn trâu, bỏ mả, mừng lúa mới, tạ ơn cha mẹ, mừng nhà rông mới, cúng giọt nước… Thế nhưng, trải qua những thăng trầm của thời gian, ngày nay, nhiều lễ hội bị mai một, trong đó có lễ cầu mưa.

Lễ cầu mưa còn là dịp để mọi người thể hiện sự đoàn kết, gắn bó nhằm tạo nên sức mạnh của cộng đồng. Nếu mất đi, lễ hội Tây Nguyên sẽ thiếu vắng mảng màu đặc sắc.

“Mong muốn bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số, chúng tôi tìm hiểu, hỗ trợ người dân để tổ chức nghi lễ truyền thống một cách nguyên bản”, bà Hoài chia sẻ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ