Ngủ ngon làm giảm nguy cơ từ phân biệt chủng tộc

Ngủ ngon làm giảm nguy cơ từ phân biệt chủng tộc

Một nghiên cứu mới đây cho thấy, giấc ngủ cũng có thể giúp thanh thiếu niên đối phó với nạn phân biệt chủng tộc.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, giấc ngủ là yếu tố vô cùng quan trọng để đối phó với căng thẳng do phân biệt chủng tộc gây ra. Các nhà khoa học đã so sánh những thanh thiếu niên có giấc ngủ ngon với những người thường mất ngủ. Tuy nhiên, nghiên cứu không tập trung vào cách thức giấc ngủ ảnh hưởng đến các cá nhân từ ngày này sang ngày khác.

Hai nhà nghiên cứu tâm lý học tại Mỹ là Yijie Wang và Tiffany Yip muốn xem liệu một giấc ngủ ngon có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng đối phó với phân biệt chủng tộc ở thanh thiếu niên hay không. Mỗi người tham gia được nhận một máy tính bảng và cảm biến đo lường - công cụ theo dõi giấc ngủ.

Mỗi tối, người tham gia trả lời các câu hỏi trên máy tính bảng. Các nhà nghiên cứu đã hỏi về bất kỳ sự kiện phân biệt đối xử nào mà thanh thiếu niên trải qua ngày hôm đó như: Họ đã dành bao nhiêu thời gian để nghĩ về sự kiện tiêu cực và họ tập trung giải quyết vấn đề như thế nào hay nhờ người khác hỗ trợ? Người tham gia cũng tự đánh giá tâm trạng của mình và báo cáo các triệu chứng căng thẳng khác như đau đầu, buồn nôn và mệt mỏi.

Dữ liệu cho thấy, khi thanh thiếu niên ngủ ngon hơn, họ ít có khả năng nghĩ tới các sự kiện tiêu cực vào hôm sau. Thanh thiếu niên cũng có nhiều khả năng muốn trò chuyện với bạn bè hoặc tìm cách giải quyết rắc rối nếu ngủ đủ. Theo các nhà nghiên cứu, chỉ 6 phút cách biệt trong thời lượng ngủ cũng đủ để tạo ra khác biệt đáng kinh ngạc. 

Nhà nghiên cứu Wang và Yip đã kiểm tra dữ liệu hằng ngày và kết hợp các báo cáo với dữ liệu về giấc ngủ đêm trước đó của người tham gia. Họ tập trung vào mọi mối liên hệ giữa việc thanh thiếu niên nghỉ ngơi và khả năng đối phó với tình trạng phân biệt chủng tộc.

Các nhà nghiên cứu đã tính được số phút mà thiếu niên thức trong một đêm nhất định. Sau đó, họ so sánh con số đó với mức trung bình cá nhân. Trung bình trên tất cả những người tham gia là 27 phút thức dậy mỗi đêm.

“Khi mọi người ngủ không đủ giấc, chức năng nhận thức của họ - hoặc chỉ hoạt động xã hội - bị suy giảm”, bà Wang nói. Các nhà nghiên cứu kết luận, khả năng suy nghĩ rõ ràng giúp giải quyết vấn đề. Nó cũng gắn liền với các hành vi đối phó khác, như giao tiếp với bạn bè hoặc gia đình. Những thanh thiếu niên được nghỉ ngơi đủ thường dành ít thời gian nghĩ tới các sự kiện tiêu cực.

Hai nhà khoa học Wang và Yip cũng xem xét liệu việc đối phó với phân biệt đối xử có khiến mọi người mất ngủ vào đêm hôm sau không. Tuy nhiên, không có dấu hiệu nào cho thấy điều này. Hai nhà nghiên cứu cho biết, những sự kiện như vậy khiến cho thanh thiếu niên cần thời gian lâu hơn để chìm vào giấc ngủ.

“Các thanh thiếu niên đang trải qua rất nhiều căng thẳng trong ngày. Họ có thể suy nghĩ về những gì đã xảy ra trước khi đi ngủ. Hoặc họ có thể làm những việc khác để giúp giảm căng thẳng”, bà Wang nói.

Nói về nghiên cứu này, chuyên gia giấc ngủ Mona El-Sheikh tại Đại học Auburn cho biết: “Một khi thanh thiếu niên có được giấc ngủ dài và chất lượng hơn, họ có khả năng đối phó với những căng thẳng của phân biệt chủng tộc. Và điều đó giúp tăng cường sức khỏe, bao gồm tâm trạng tốt hơn và nâng cao sự hài lòng trong cuộc sống”.

TheoScience news for students

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ