Ngoại trưởng Mỹ: Việc các nước NATO đưa máy bay chiến đấu tới Ukraine đã được "bật đèn xanh"

GD&TĐ - Hôm qua (6/3), Ngoại trưởng Mỹ Tony Blinken nói với kênh CBS News rằng Washington đã “bật đèn xanh” cho các thành viên NATO cung cấp máy bay chiến đấu cho Ukraine.

Một máy bay MiG-29 được trưng bày ở Warsaw, Ba Lan.
Một máy bay MiG-29 được trưng bày ở Warsaw, Ba Lan.

Ông Blinken phát biểu như trên sau khi Tổng thống Ukraine Zelensky hối thúc các nhà lập pháp Mỹ can thiệp vào cuộc xung đột đang diễn ra với Nga.

Khi được hỏi liệu các thành viên NATO có thể bắt đầu gửi máy bay tới Ukraine hay không, ông Blinken cho biết “điều đó đã được bật đèn xanh”.

Sau đó ông nói rằng Washington đã làm việc với các quan chức Ba Lan để “lấp đầy” bất kỳ máy bay nào họ gửi đến Ukraine. Điều này có nghĩa là Mỹ sẽ thay thế mỗi máy bay Ba Lan giao cho Kiev bằng một chiếc của Mỹ.

Việc hỗ trợ cung cấp máy bay phản lực cho Ukraine là một trong những hoạt động can thiệp của Mỹ vào Ukraine cùng với các biện pháp trừng phạt kinh tế. Trong khi đó chính phủ Kiev không giấu mong muốn Mỹ can thiệp quân sự khi Tổng thống Zelensky kêu gọi các nhà lập pháp Mỹ hôm thứ 7 thực thi “vùng cấm bay” đối với Ukraine.

Một biện pháp như vậy sẽ khiến Mỹ và bất kỳ đồng minh NATO sẵn sàng cam kết bắn rơi máy bay Nga. Đây là điều mà Moscow đã tuyên bố rõ ràng rằng họ sẽ coi là một hành động chiến tranh.

Mỹ và NATO đã loại trừ việc áp đặt một lệnh cấm bay và nhiều lần tuyên bố sẽ không gửi quân tới Ukraine.

Tuy nhiên, việc chuyển giao máy bay chiến đấu cho Ukraine cho đến nay vẫn chưa được chứng minh là đơn giản. Liên minh châu Âu đã cam kết đưa máy bay chiến đấu tới Ukraine vào cuối tháng trước. Tuy nhiên, họ phải đối mặt với 2 trở ngại đáng kể đó là tìm kiếm máy bay mà phi công Ukraine có thể lái và tìm quốc gia nào sẵn sàng giao chúng từ sân bay của họ.

Không quân Ukraine sử dụng các máy bay phản lực MiG-29 và Sukhoi Su-24, Su-25 và Su-27 do Liên Xô thiết kế trong vai trò chiến đấu. Với Su-25 được Bulgaria sử dụng và với MiG-29 được Ba Lan, Bulgaria và Slovakia sử dụng, các máy bay phản lực sẽ cần phải có nguồn gốc từ các quốc gia này.

Ngay sau thông báo của EU, Ba Lan tuyên bố họ sẽ không gửi máy bay phản lực đến Ukraine cũng như cho phép các sân bay của họ được sử dụng để giao hàng. Bulgaria và Slovakia sau đó tuyên bố rằng họ sẽ không tham gia vào bất kỳ thỏa thuận nào, điều này có thể làm hỏng các kế hoạch cung cấp vũ khí của EU.

Tuy nhiên, tuyên bố của ông Blinken hôm qua cho thấy kế hoạch này có thể đã được hồi sinh, nhưng do Mỹ và Ba Lan chứ không phải EU. Ông Blinken không đưa ra bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy máy bay Ba Lan có thể trên đường đến Ukraine trong thời gian sớm nhất, nhưng nói rằng các cuộc thảo luận giữa Washington và Warsaw đang “tích cực”.

Theo RT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

GD&TĐ - Tiền đạo Richarlison của Tottenham và tuyển Brazil vừa thông báo anh sắp được làm bố khi bạn gái Amanda Araujo đang mang thai.