Các nhà hành tinh học cho rằng có thể tồn tại kiểu ngoại hành tinh với vẻ bề ngoài giống mắt người (con ngươi). Trong thực tế, những thiên thể ấy không quá lạ lẫm.
Vẻ ngoài của chúng do hiệu ứng “khóa thủy triều” gây nên. Trên các ngoại hành tinh như vậy, không có những đột biến lớn xảy ra.
Sự đồng bộ chuyển động quay có liên quan mật thiết đến khóa thủy triều. Khi một thiên thể trong hệ thống 2 thiên thể có vận tốc quay xung quanh trục của nó bằng vận tốc quay xung quanh thiên thể thứ hai, thì nó luôn hướng một bán cầu về phía thiên thể đồng hành.
Một ví dụ điển hình là Mặt trăng. Mặt trăng hướng một mặt về phía Trái đất, chính vì vậy chúng ta không bao giờ nhìn thấy “phần tối” của Mặt trăng. Trái đất không ở trong quan hệ “khóa thủy triều” với Mặt trời, nhờ đó chúng ta mới có chu kỳ ngày và đêm.
Tuy nhiên, chúng ta biết rằng, có những ngoại hành tinh chuyển động quay đồng bộ với ngôi sao chủ của chúng. Điều đó có nghĩa là tại một bán cầu ngoại hành tinh luôn có ban ngày, còn bán cầu còn lại luôn có bóng đêm ngự trị. Trong những điều kiện biến đổi như vậy, một bán cầu có thể khác biệt rất nhiều so với bán cầu kia.
Tùy thuộc vào khoảng cách đến ngôi sao chủ, một bán cầu ngoại hành tinh có thể rất khô hạn do nước lỏng đã bị bay hơi hết vì sức nóng của ngôi sao. Trong khi đó, “nửa tối” có thể bị vành đai băng đá bao phủ.
Theo các nhà thiên văn học, khu vực vành đai băng giá của “hành tinh - con mắt” có thể có những điều kiện thích hợp cho sự sống tồn tại và phát triển.