Nghiên cứu giảng dạy tiếng Tây Ban Nha như một ngoại ngữ ở Việt Nam

GD&TĐ - Hội thảo quốc tế “Nghiên cứu, giảng dạy tiếng Tây Ban Nha như một ngoại ngữ ở Việt Nam” diễn ra sáng 12/4, tại Trường ĐH Hà Nội.

Sinh viên ngành Ngôn ngữ Tây Ban Nha, Trường ĐH Hà Nội.
Sinh viên ngành Ngôn ngữ Tây Ban Nha, Trường ĐH Hà Nội.

TS Nguyễn Tiến Dũng – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Hà Nội nhấn mạnh, đây là sự kiện khoa học và văn hóa quan trọng và là nơi hội tụ của tri thức, trí tuệ, tình cảm của những con người trân quý ngôn ngữ Tây Ban Nha.

“20 năm trước, Trường ĐH Hà Nội tiên phong trong mở ngành và đào tạo cử nhân ngôn ngữ Tây Ban Nha tại Việt Nam, ngôn ngữ của hơn 550 triệu người và 21 quốc gia trên toàn cầu” - TS Nguyễn Tiến Dũng cho hay.

Bước đi này đã tạo cơ hội cho những người Việt trẻ khám phá bức tranh đa sắc của sự đa dạng văn hóa, cũng như sức sống mãnh liệt của cộng đồng ngôn ngữ Tây Ban Nha trên toàn thế giới.

TS Nguyễn Tiến Dũng phát biểu tại hội thảo.

TS Nguyễn Tiến Dũng phát biểu tại hội thảo.

“Thành quả của quá trình đào tạo đó chính là những thế hệ giáo viên và nhà nghiên cứu đầy nội lực, sức sống và khát khao phát triển ngôn ngữ Tây Ban Nha tại Việt Nam” - TS Nguyễn Tiến Dũng ghi nhận.

Theo Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Hà Nội, hội thảo là dịp để các nhà nghiên cứu, giảng viên học cùng nhau thảo luận những ý tưởng mới, gợi mở, đề xuất những kiến giải độc đáo, những bước đi, biện pháp hữu ích cho tiến trình phát triển và lan tỏa ngôn ngữ Tây Ban Nha.

Việc quy tụ đông đảo các nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế tại một diễn đàn khoa học lớn tạo động lực quan trọng thúc đẩy việc nghiên cứu về giảng dạy ngôn ngữ Tây Ban Nha, từng bước mở rộng và đi vào chiều sâu, phát triển theo hướng kết hợp chặt chẽ giữa ngôn ngữ, văn hóa và hội nhập quốc tế.

Toàn cảnh hội thảo.

Toàn cảnh hội thảo.

Ngôn ngữ Tây Ban Nha được sử dụng nhiều thứ hai trên thế giới và sẽ tiếp tục phát triển trong vòng 50 năm tới, bà Laura Fernández Abad - Phó Đại sứ Vương quốc Tây Ban Nha tại Việt Nam thông tin và cho biết, tiếng Tây Ban Nha là ngôn ngữ chính thức của Liên Hợp Quốc và là ngôn ngữ được sử dụng nhiều thứ ba trên mạng Internet.

Trong khuôn khổ mối quan hệ song phương giữa hai nước, sự quan tâm dành cho việc học tiếng Tây Ban Nha đóng vai trò cốt yếu trong việc thúc đẩy hiểu biết lẫn nhau.

Các đại biểu tham dự hội thảo.

Các đại biểu tham dự hội thảo.

Điều này cho phép chúng ta tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực và mở ra những cánh cửa mới, làm sâu sắc thêm mối quan hệ giữa Việt Nam và khối các nước Iberoamerica.

Trong đó, có thể kể đến dự án từ điển song ngữ Tây – Việt do Khoa Biên Phiên dịch Trường ĐH Valladolid tại Soria thực hiện. Khoá học trực tuyến thạc sĩ giảng dạy Ngôn ngữ và Văn hoá Tây Ban Nha do Đại học Rey Juan Carlos phối hợp cùng Trường ĐH Hà Nội tổ chức…

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ