Nghiên cứu cho thấy: Hôn nhân chỉ bền khi chồng biết "sợ vợ"

GD&TĐ - Đàn ông biết nhún nhường, không sợ mang tiếng “sợ vợ” thì sẽ dễ có một cuộc hôn nhân êm ấm, gia đình thuận hòa, hạnh phúc.

Ảnh: Internet
Ảnh: Internet

Theo một cuộc nghiên cứu dài hạn trên 130 cặp vợ chồng của tiến sĩ tâm lí John Gottman cho thấy, những cặp đôi mà trong đó chồng luôn nể nang, chiều chuộng và nhường nhịn vợ thường ít có sự xung đột và dễ có một cuộc hôn nhân êm ái, bền vững hơn.

John cũng đưa ra dẫn chứng là trường hợp của cặp đôi Lauren và Steven như sau:

 Có lần Steven đã lên kế hoạch đi du lịch cùng vài người bạn. Lauren tối hôm đó lại muốn chồng ở lại giúp dọn dẹp vì nhà sắp có khách. Steven thẳng thừng từ chối và còn trách vợ không để ý đến kế hoạch của chồng. Cuối cùng cả hai cãi nhau một trận rất to, Lauren khóc hết nước mắt, Steven thì giận dữ bỏ đi.

John cho biết, vấn đề giữa các cặp đôi là họ luôn tìm cách chỉ trích, móc nối tất cả những việc tiêu cực lại với nhau, từ vấn đề này lại bắt đầu lan man sang chuyện khác mà không chịu ngồi xuống bình tĩnh giải quyết rốt ráo nguyên nhân chính dẫn đến bất đồng. Trong cuốn sách “7 nguyên tắc để hôn nhân thành công” của ông viết rằng, 65% nam giới thường làm gia tăng sự tiêu cực trong cuộc cãi vã.

Phản ứng của Steven cho thấy một cái tôi rất lớn, ích kỉ và không hề lắng nghe tới vấn đề mà vợ gặp phải. Nếu như anh lắng nghe một chút thôi, giải thích hoặc cố gắng linh hoạt trong lịch trình của mình thì có lẽ mọi việc đã không đến nỗi tệ như vậy. Thay vào đó, Steven lại tỏ ra phòng vệ và bật lại vợ mình bằng lời chỉ trích mang tính qui chụp, rằng vợ không quan tâm anh, không nhớ lịch đi của anh.

Ảnh: Internet

Nghiên cứu của John chỉ ra 4 điều tối kị mang tính phòng thủ, phản kháng sự ảnh hưởng của vợ đối với chồng đó là: chỉ trích, phòng thủ, khinh thường và im lặng. Thực tế là muốn hôn nhân thành công thì luôn cần có sự cống hiến của cả hai bên, và thường là vợ luôn là người xuống nước, chiều chồng còn các ông chồng thì ngược lại. Đa số đàn ông đều cho rằng việc nghe lời vợ, nhường nhịn hay chiều vợ chính là sợ vợ và làm mất đi sĩ khí. Nghiên cứu cũng chỉ ra 81% khả năng một cuộc hôn nhân sẽ tan vỡ khi người đàn ông không chịu nghe ý kiến của vợ.

Tiến sĩ John cho biết, đàn ông và phụ nữ sinh ra đã có sự khác biệt trong tâm lí. Khi chơi trò chơi, các cậu bé thường tập trung vào chiến thắng chứ không phải cảm xúc hay người cùng đội. Nếu bị thương, cậu ta sẽ bị phớt lờ và cuộc chơi vẫn phải tiếp tục. Với các bé gái thì khác, cảm xúc thường luôn được ưu tiên hơn. Khi một bé gái khóc và nói “tớ không chơi với cậu nữa”, trò chơi kết thúc và chỉ bắt đầu lại khi các bé làm hòa.

“Trò chơi của các bé gái đã là sự chuẩn bị xa cho đời sống hôn nhân, gia đình vì chúng tập trung vào xây dựng và kết nối mối quan hệ nhiều hơn.” – John nói.

Việc biết nhận thức, điều khiển cảm xúc và ứng xử khéo léo các tình huống trong đời sống hôn nhân, giúp cho bạn đời vui vẻ, hạnh phúc thật sự không phải thế mạnh của đàn ông. John cho biết, chỉ có khoảng 35% nam giới có được kĩ năng EQ này, còn lại phần lớn họ từ chối sự ảnh hưởng của vợ bởi họ sợ mất quyền lực và không sẵn sàng chấp nhận sự chi phối của người khác với mình.

Ảnh: Internet

Một người chồng EQ cao – tức là có trí tuệ cảm xúc cao, sẽ biết cách quan tâm đến cảm xúc của vợ mình, nâng niu, yêu chiều và nhường nhịn cô ấy. Họ sẵn sàng dẹp bớt cái tôi, mang tiếng sợ vợ cũng được, nhưng họ đều hiểu rằng đó chính là chìa khóa để cho cuộc hôn nhân của mình thuận lợi, hạnh phúc hơn. Cho dù họ không biết cách thể hiện như cách phụ nữ hay làm, nhưng rốt cuộc họ cũng sẽ luôn tìm cách để kết nối với vợ mình tốt nhất. Chẳng hạn như khi vợ muốn nói chuyện, anh ta sẽ tập trung lắng nghe. Anh ta dùng từ “chúng ta” thay vì “anh”. Anh ta hiểu và cố gắng tìm hiểu thế giới nội tâm của vợ, không ngừng bày tỏ tình yêu và sự ngưỡng mộ dành cho vợ… Khi xung đột nảy sinh, anh ta biết nhìn vào quan điểm của vợ, sẵn sàng thỏa hiệp, tìm xem những điều nào cả hai vợ chồng có thể cùng thống nhất, thay vì bới sâu vào điều khác biệt, mâu thuẫn.

Một người chồng biết yêu chiều, nhường nhịn vợ cũng sẽ là một người bố tốt hơn bởi anh ta không sợ thể hiện các cung bậc tình cảm, đồng thời anh ấy sẽ là tấm gương tốt, dạy cho con biết tôn trọng cảm xúc của bản thân và những người xung quanh.

Một khi chồng tạo được sự gắn bó trở thành chỗ dựa tin cậy, người vợ cũng sẽ cởi mở hơn khi chia sẻ mọi thứ trong cuộc sống với chồng, họ cố gắng chăm sóc gia đình, nuôi dạy con tốt, nấu cho chồng những bữa ăn ngon, đời sống chăn gối cũng vì thế mà viên mãn hơn… Bởi vậy trong dân gian ta có câu nói vui rằng: “Sợ vợ sống lâu, nể vợ bớt ưu sầu, để vợ lên đầu là trường sinh bất tử”, cũng không phải là thiếu căn cứ.

Theo afamily

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.