Nghị quyết số 29-NQ/TW góp phần đổi thay giáo dục vùng Công giáo

GD&TĐ - Xã Hải Xuân, huyện Hải Hậu có trên 95% là người theo đạo Công giáo, Nghị quyết số 29-NQ/TW đã tạo sự đổi thay cho giáo dục vùng đất này.

Nghị quyết số 29-NQ/TW góp phần đổi thay giáo dục vùng Công giáo.
Nghị quyết số 29-NQ/TW góp phần đổi thay giáo dục vùng Công giáo.

Nỗ lực tạo sự đổi thay

Cùng với sự phát triển về kinh tế - xã hội của xã nhà, Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã vạch đích để đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã quyết tâm đạt được những mục đích đề ra. Toàn xã có 1 trường THCS, 1 trường Mầm Non, 1 trường Tiểu học và 1 Trung tâm học tập cộng đồng. Tới thời điểm hiện tại cấp Tiểu học và THCS đều đạt chuẩn Quốc gia, Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn, trong đó trường THCS đạt chuẩn mức độ II.

Tới thời điểm hiện tại cấp Tiểu học và THCS đều đạt chuẩn Quốc gia, Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn.

Tới thời điểm hiện tại cấp Tiểu học và THCS đều đạt chuẩn Quốc gia, Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn.

Để hiện thực hóa điều này, bà Đỗ Thị Tuyết Thanh, Bí thư Đảng ủy xã Hải Xuân cho biết: Nhờ quy hoạch mạng lưới trường, lớp học đạt nhiều kết quả tích cực. Hệ thống trường học các cấp đã cơ bản được đầu tư xây dựng mới, nâng cấp khang trang, sạch đẹp, trang thiết bị dạy học được bổ sung đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập phát triển sâu rộng trên địa bàn, góp phần vào sự nghiệp giáo dục, đào tạo của xã nhà.

Chúng tôi đã tập trung tuyên truyền và triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW tạo được sự đồng thuận, ủng hộ về nhận thức và hành động với giáo dân trong việc triển khai đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục. Đồng thời phát huy hiệu quả sự tham gia đóng góp của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội và toàn xã hội, đồng hành cùng các nhà trường với mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, góp phần xây dựng nề nếp, kỷ cương của nhà trường ngày một tốt hơn.

Xác định đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới cách đánh giá làm khâu đột phá.

Xác định đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới cách đánh giá làm khâu đột phá.

Thầy giáo Phạm Văn Trang, Hiệu trưởng Trường THCS Hải Xuân, chia sẻ: Trường tôi có 95,6% là HS con em gia đình Công giáo. Với sự hỗ trợ của giáo xứ, trường đã chủ động xây dựng phương hướng, nhiệm vụ chuyên môn từng năm học phù hợp thực tiễn của địa phương và khả năng học tập của học sinh, đảm bảo khung thời gian năm học. Chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục, bồi dưỡng học sinh giỏi, đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh. Xác định đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới cách đánh giá làm khâu đột phá.

Nền tảng phát triển bền vững

Bí thư Đỗ Thị Tuyết Thanh chia sẻ: Xác định giáo dục phải là nền tảng phát triển bền vững, các trường đã tích cực tham mưu với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương chuẩn bị tốt các nguồn lực để tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, xây dựng trường chuẩn Quốc gia đối với từng cấp học theo mục tiêu đã đề ra. Tính đến thời điểm hiện nay, toàn xã có 3 trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó trường Tiểu học đạt Chuẩn II; THCS lần thứ 2, 100% các trường đã thực hiện tốt ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện các phần mềm quản lý và giảng dạy một cách có hiệu quả.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin góp phần nâng cao chất lượng dạy - học trong các nhà trường.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin góp phần nâng cao chất lượng dạy - học trong các nhà trường.

Là người tích cực với công tác GD địa phương, Linh mục Lương Đức Thiệu Chánh xứ Xuân Thuỷ, cho biết: "Giáo dân chúng tôi rất vui vì chính sách giáo dục đi vào cuộc sống, giúp người dân tiếp cận tốt với các hoạt động giáo dục mở, linh hoạt, liên thông, học tập suốt đời. Công tác xây dựng xã hội học tập, được xã quan tâm đẩy mạnh, hoạt động Trung tâm học tập cộng đồng tại xã đã đem lại nhiều hiệu quả thiết thực cho người dân. Giáo dục đã thực sự đổi thay, giúp con em nhân dân giáo xứ chăm ngoan, học giỏi, tốt đời đẹp đạo".

Còn linh mục Phạm Minh Hạnh, Chánh xứ giáo xứ Xuân Chính, vui vẻ cho biết: "Với trách nhiệm của mình, giáo xứ chúng tôi cũng đẩy mạnh tuyên truyền bằng nhiều hình thức về mục đích, ý nghĩa của việc học tập cộng đồng để người dân nhận thức được vai trò của việc học và tham gia thường xuyên, liên tục. Đặc biệt, với mục tiêu nâng cao nhận thức, trình độ dân trí cho người dân, phục vụ phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, bảo đảm cho sự phát triển bền vững. Đây là những điều hết sức tốt đẹp mà giáo xứ chúng tôi luôn mong đợi".

Hơn ai hết lãnh đạo các nhà trường hiểu sự quan tâm, thực hiện đầy đủ, đúng qui định các chế độ chính sách, tạo điều kiện giúp đỡ về vật chất, tinh thần đối với những nhà giáo, cán bộ quản lý, người lao động có hoàn cảnh khó khăn… Các trường đã chủ động bố trí nhà ở công vụ cho những giáo viên ở xa, có hoàn cảnh khó khăn; thăm hỏi động viên khi gia đình có công việc vui, buồn. Khen thưởng, động viên kịp thời những giáo viên có thành tích, đóng góp cho đơn vị. Những động viên đó đã góp phần động viên thầy cô yêu và gắn bó với nhà trường.

Là xã có tới 95 đồng bào theo đạo Công giáo, Hải Xuân đã tích cực, chủ động đổi mới chính sách, cơ chế tài chính, huy động sự tham gia đóng góp của xã hội, nâng cao hiệu quả đầu tư để phát triển GD&ĐT hiệu quả. Đảng ủy, chính quyền luôn quan tâm thực hiện mục tiêu kiên cố hóa trường học, lớp học, nâng cao hiệu quả đầu tư để đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị theo hướng chuẩn hoá.

Khuyến khích các nhà trường đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa giáo dục, tiếp nhận mọi nguồn lực tài trợ của các tổ chức, cá nhân để nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển nhà trường. Tích cực xây dựng quỹ khuyến học, khuyến tài, giúp học sinh nghèo học giỏi góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư để phát triển GD&ĐT. - NGƯT Cao Xuân Hùng, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Nam Định

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ