Nghi phạm cướp ngân hàng từng lãnh đạo công ty lớn làm ăn thua lỗ cả chục tỷ đồng

Theo tàiliệu của cơ quan điều tra, năm 2006, Hoàng Ngọc (42 tuổi, trú tại P.Cửa Nam,Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội) cùng 11 cổ đông thành lập Công ty cổ phần Chuyển phátnhanh G.N.N với vốn điều lệ 100 triệu đồng, đặt trụ sở ở Hà Nội. Công ty này doNgọc làm Tổng giám đốc.

Đến năm2017, một đối tác lớn của công ty G.N.N đã ngừng hợp tác khiến công ty này laodốc nghiêm trọng. Tiếp đó Ngọc chỉ đạo sử dụng 5,5 tỷ đồng COD (là hình thứcthanh toán tiền mặt khi giao hàng hay còn gọi là thu tiền khi giao hàng) củakhách để duy trì hoạt động.

Nghi phạm cướp ngân hàng từng lãnh đạo công ty lớn làm ăn thua lỗ cả chục tỷ đồng ảnh 1
Camera ghi lại lúc Ngọc cùng đồng phạm thực hiện hành vi cướp ngân hàng.

Ngoài ra,công ty G.N.N còn dính vào những bê bối khác khi nợ ngân hàng khoản vay mua 6ôtô, vay tín chấp 1,7 tỷ đồng; nợ đối tác gửi hàng hàng không một tỷ đồng, nợlương của người lao động 700 triệu đồng, nợ bảo hiểm xã hội 200 triệu đồng vàkhoản vay hơn 3,5 tỷ đồng khác...

Trả lờinăm 2018, Ngọc thừa nhận năng lực quản lý yếu kém của mình là một trong nhữngnguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Ngày 27/8/2017, ông ta tổ chức họp toàn thểcông ty để thông báo về tình trạng khó khăn, thừa nhận không còn cách để chốngđỡ công ty.

Tới năm2018, công ty của Ngọc không còn trụ nổi buộc phải giải thể. Từ đó Ngọc sốnglang thang, cắt đứt liên lạc với người thân và 2 năm sau đó người đàn ông nàycùng đồng phạm là Phùng Hữu Mạnh (23 tuổi, trú tại P.Trúc Bạch, Q.Ba Đình, HàNội) là nghi can chính đã gây ra vụ nổ súng cướp hơn 900 triệu đồng tại Ngânhàng BIDV chi nhánh Ngọc Khánh trên đường Huỳnh Thúc Kháng, quận Đống Đa.

Sau 40tiếng đồng hồ, nhà chức trách đã bắt gọn Ngọc cùng đồng phạm. Hiện vụán đang tiếp tục được làm rõ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...