Nghị định thư về hợp tác GD Việt Nam - Campuchia giai đoạn 2011-2015

Nghị định thư về hợp tác GD Việt Nam - Campuchia giai đoạn 2011-2015

(GD&TĐ)-Nhân chuyến thăm Campuchia vừa qua, tại Phnôm Pênh, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Việt Nam Phạm Vũ Luận và ngài Im Xêthy, Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Thanh niên và Thể thao Vương quốc Campuchia đã ký Nghị định thư về hợp tác giáo dục giai đoạn 2011-2015.

Việt Nam- Campuchia thúc đẩy hơp tác trên lĩnh vực giáo dục. Ảnh: VOV
Việt Nam- Campuchia thúc đẩy hơp tác trên lĩnh vực giáo dục. Ảnh: VOV

Theo Nghị định thư, hàng năm hai bên sẽ tiếp tục trao đổi các đoàn đại biểu các cấp; tăng cường giao lưu giữa các cơ sở giáo dục, nghiên cứu khoa học; trao đổi lưu học sinh.

Phía Việt Nam sẽ giúp đỡ Campuchia về công tác dạy tiếng Việt tại trường Đại học Hoàng gia Phnom Penh. Mỗi năm Việt Nam tiếp nhận 100 lưu học sinh Campuchia sang học đại học, sau đại học, thực tập, nghiên cứu, và bồi dưỡng ngắn hạn ở các lĩnh vực Việt Nam có thế mạnh.

Từ nay đến năm 2013, mỗi năm, Việt Nam tiếp tục dành cho Campuchia 20 suất học bổng dài hạn, ngắn hạn, thực tập sinh thuộc chương trình học bổng mà Chính phủ Việt Nam dành cho các nước Campuchia, Lào và Myanmar.

Nghị định thư này thay thế Nghị định thư về hợp tác và giáo dục giai đoạn 2006-2010 giữa hai nước được ký năm 2005.

Thực hiện Nghị định thư giai đoạn 2006-2010, từ năm 2006 đến nay, Việt Nam đã tiếp nhận 1.167 lưu học sinh Campuchia, trong đó có khoảng 20-25% số sinh viên sau đại học. Việt Nam đã có sự hỗ trợ to lớn giúp Campuchia xây dựng hệ thống giáo dục toàn diện và rộng khắp từ bậc tiểu học đến đào tạo sau đại học như hiện nay. Hơn 2.000 cán bộ Campuchia từng được đào tạo đại học tại Việt Nam đang công tác trên các cương vị khác nhau tại Campuchia...

Về phía Campuchia hàng năm cũng cấp học bổng cho 10 đến 15 sinh viên Việt Nam theo học tại các trường đại học của Campuchia.

Trong thời gian ở thăm Campuchia, Đoàn Bộ GD&ĐT Việt Nam cũng đã đến thăm trường ĐH Hoàng gia Phnôm Pênh và gặp gỡ các sinh viên Việt Nam đang theo học tại trường này.

Lập Phương

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ