Nghệ sĩ Giang Còi qua đời sau thời gian chống chọi bệnh ung thư

GD&TĐ - Nghệ sĩ Giang Còi đã bất ngờ qua đời ở tuổi 59 sau thời gian chống chọi với căn bệnh ung thư.

Mới đây, trên trang facebook của nghệ sĩ Giang Còi đã thay đổi bức ảnh đại diện của ông sang màu đen trắng cùng dòng chữ "Sống dài ngắn không quan trọng, quan trọng là sống như thế nào".

Được biết, nam nghệ sĩ hài Giang Còi (Lê Hồng Giang) đã qua đời vào lúc gần 23 giờ ngày 4/8 tại nhà riêng, sau hơn nửa năm phát hiện bị ung thu hạ họng. Những ngày cuối đời, ông được điều trị tại Bệnh viện Phổi Trung ương.

Dưới bài đăng trên trang facebook của nam nghệ sĩ, rất đông người nổi tiếng, anh chị em bạn bè đồng nghiệp và người hâm mộ đã tỏ ra vô cùng bàng hoàng, xót xa trước thông tin này.

Nam nghệ sĩ Giang Còi qua đời ở tuổi 59.

Nam nghệ sĩ Giang Còi qua đời ở tuổi 59.

Trước đó, nghệ sĩ Giang "còi" bị mất tiếng khi đang quay chương trình "Sức nước ngàn năm" cho VTV. Khi anh đến bệnh viện bác sĩ chẩn đoán u hạ họng thể sùi hạ họng xoang lê bên phải, tổn thương thứ phát phổi hai bên, tổn thương thứ phát ở gan, xơ gan, sỏi túi mật.

Khi vào viện kiểm tra, các bác sĩ khuyên nghệ sĩ nên đến cơ sở chuyên khoa về ung bướu để làm các xét nghiệm kỹ hơn vì nghi có khối u.

Trước khi bị ung thư, nghệ sĩ Giang còi từng mắc hen phế quản. Sau khi khỏi hen 2 năm thì bị viêm phổi, sau đó là điều trị lao.

Giang Còi tên thật là Lê Hồng Giang, sinh năm 1962 ở Hà Nội. Anh tốt nghiệp Đại học Sân khấu Điện ảnh, học cùng lớp với nghệ sĩ Chiều Xuân, Bùi Thạc Chuyên, Tú Oanh. Anh được yêu mến qua các vai hài kết hợp cùng nghệ sĩ Văn Hiệp, Quang Tèo.

Lúc sinh thời, nam nghệ sĩ được đông đảo khán giả ghi nhớ khi đóng cặp với diễn viên Nguyễn Tiến Quang, tạo thành cặp đôi Giang “còi” và Quang “tèo” trong loạt chương trình “Gặp nhau cuối tuần” những năm 2000. Cùng với “bác trưởng thôn” Văn Hiệp, cố nghệ sỹ Phạm Bằng... ông đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng khán giả.

Giang Còi đã trải qua hai cuộc hôn nhân đổ vỡ, có bốn người con. Trước khi bị bệnh Giang Còi vẫn tích cực hoạt động nghệ thuật, hỗ trợ con trai trong công việc làm phim.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa.

Cân nhắc khi học trung cấp y

GD&TĐ - Bộ Y tế thông báo không cấp giấy phép hành nghề đối với y sĩ trình độ trung cấp sau ngày 31/12/2026.
Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Võ Trường Toản (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ). Ảnh NTCC

Hiểu đúng về giai đoạn tiền Tiểu học

GD&TĐ - Nhiều gia đình tìm các lớp học tiền tiểu học nhằm học trước kiến thức mà quên việc quan trọng là trang bị tâm thế, kỹ năng để bắt nhịp với cấp học mới.
Thực phẩm chống đột quỵ giả được bày bán trong cửa hàng nằm bên trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.

Ai chịu trách nhiệm?

GD&TĐ - Công an TP Thanh Hóa vừa phát hiện bắt giữ nhiều sản phẩm là thuốc chống đột quỵ giả bày bán trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.
Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.
Xe tăng rùa với thiết bị gây nhiễu đặc biệt.

Clip UAV FPV chịu thua xe tăng rùa

GD&TĐ - Máy bay không người lái kamikaze góc nhìn thứ nhất (FPV) của Ukraine đã không hiệu quả khi tấn công những xe tăng rùa của Nga trên chiến trường.
Minh họa/INT

Khi nào Hamas buông súng?

GD&TĐ - Việc phát hiện hố chôn gần 240 thi thể trong bệnh viện Nasser ở thành phố Khan Younis, phía Nam Dải Gaza, thể hiện rõ nhất sự đẫm máu của cuộc xung đột.