Nghề đáng sợ: Tay không bắt bò cạp

Vì miếng cơm manh áo, người dân ở vùng Bảy Núi (An Giang) sẵn sàng lao vào nghề nguy hiểm, gắn cuộc sống với các loài có nọc độc cao như bò cạp chúa, rết, nhện hùm...

Nghề đáng sợ: Tay không bắt bò cạp
Vùng Bảy Núi là nơi nhuy nhất ở miền Tây hội tụ nhiều loài bò sát, côn trùng có nọc độc như bò cạp chúa, rết, nhện hùm, rắn, mối chúa…
Anh Nguyễn Văn Cương, ở thị trấn Nhà Bàng (huyện Tịnh Biên) là người sinh sống bằng nghề bới đất tìm bò cạp gần 5 năm nay.
Bò cạp thường sống trong hang đá hoặc các tầng lớp đất xốp dưới lá cây mục. Mùa nhiều nhất là những tháng nắng và đầu mùa mưa, một người vào rừng đi săn có thể bắt từ 100 đến 150 con/ngày.
Hàng ngày, anh thường lần theo các rãnh bờ khoai mì, mô đất vườn nhãn, xoài… để tìm hang bò cạp. Dụng cụ mang theo bên mình của những người làm nghề như anh Cương chỉ là cái vá nhỏ và 1 chiếc xô nhựa.
Thông thường bò cạp ở trong hang rất sâu, phải bới đất mới tìm bắt được. Khi thấy nguy hiểm, chúng liền đưa hai càng to đùng và chiếc đuôi đầy nọc độc ra để phòng thủ.
Tuy việc săn bò cạp rất nguy hiểm, song giá bán mỗi con chỉ khoảng 3.000 - 5.000 đồng, nên người làm nghề này thường phải cố bắt được càng nhiều càng tốt.
Những người chuyên săn bò cạp ở vùng Bảy Núi cho biết, nếu không phải dân trong nghề, rất khó nhận ra hang của bò cạp. Người bắt chuyên nghiệp thì chỉ cần nhìn bằng mắt là phát hiện được, và việc bắt loài này với người có kinh nghiệm là chỉ dùng tay không, không cần kẹp.
“Thường, một hang có khoảng 2 con (đực và cái), có hang đến 6-7 con trú ngụ. Bò cạp lạ kỳ lắm, ban đêm nó rất nhanh và dữ, nhưng ban ngày thì nằm một chỗ ít cắn ai. Muốn bắt bò cạp, cứ đè đuôi chúng xuống thì không bị cắn”, anh Cương giải thích.
Ông Trần Văn Thơm, ở xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn, cho biết trước đây bò cạp ở vùng Bảy Núi nhiều vô số kể, nhưng hơn 5 năm đổ lại đây lại ít dần. "Từ khi có thông tin loài này trở thành món ăn rất hấp dẫn với dân nhậu, lại dùng ngâm rượu uống giúp trị một số bệnh của đàn ông, người đi săn nhiều hơn", ông Thơm lý giải cho việc loài nộc độc này ngày càng giảm.
Ngoài bò cạp, nhiều người ở vùng Bảy Núi còn đi săn rết. Nhưng loài này rất hiếm,một chuyến đi thường chỉ bắt được vài con.
Chính vì vậy mà giá rết cũng đắt hơn. Mỗi con rết lớn từ 40.000 -50.000 đồng, chủ yếu bán cho những người mua để ngâm rượu thuốc.
Nhện hùm cũng bị săn bắt quá mức, nên những năm gần đây loài này rất hiếm. Nhện hùm cũng có giá bán tương đương rết, khoảng 30.000 đồng/con.
Bửa củi nằm trong danh sách ngâm rượu phục vụ nam giới nên cũng được săn bắt, bán với giá từ 1.500 đến 2.000 đồng/con. Thường bửa củi sống thành đàn trong các cây dừa hay thân cây mục. Nhưng gần đây số lượng loài này giảm nhiều, một phần do săn bắt quá mức, phần do ảnh hưởng của thuốc trừ sâu trên các loại cây trồng.
Tắc kè bay sau khi bắt về được phơi khô bán với giá 40.000 đồng/bọc 3 con.
Mối chúa được người dân bắt từ rừng về và ngâm rượu để sẵn trong keo, giá bán từ 60.000 - 80.000 đồng/keo.
Chợ côn trùng biên giới Tịnh Biên chính là nơi tập kết và tiêu thụ các loài nọc độc này. Cách mời khách mua bò cạp của những tiểu thường ở chợ này cũng rất ấn tượng: Người bán bắt hàng chục con bò cạp cho nằm trong bàn tay đưa cho khách xem, nhưng họ không bị cắn. "Bí quyết ở chỗ là cần bắt nhẹ nhàng, đừng làm cho chúng đau thì chúng không cắn cắn mình", chị Điệp,người bán loại này khẳng định.
Theo Ngọc Trinh
Vùng Bảy Núi – An Giang là nơi nhuy nhất ở miền Tây hội tụ nhiều loài bò sát, côn trùng có nọc độc như bò cạp chúa, rết, nhện hùm, rắn, mối chúa…
Anh Nguyễn Văn Cương, ở thị trấn Nhà Bàng (huyện Tịnh Biên) là người sinh sống bằng nghề bới đất tìm bò cạp gần 5 năm nay.
Bò cạp thường sống trong hang đá hoặc các tầng lớp đất xốp dưới lá cây mục. Mùa nhiều nhất là những tháng nắng và đầu mùa mưa, một người vào rừng đi săn có thể bắt từ 100 đến 150 con/ngày.
Hàng ngày, anh thường lần theo các rãnh bờ khoai mì, mô đất vườn nhãn, xoài… để tìm hang bò cạp. Dụng cụ mang theo bên mình của những người làm nghề như anh Cương chỉ là cái vá nhỏ và 1 chiếc xô nhựa.
Thông thường bò cạp ở trong hang rất sâu, phải bới đất mới tìm bắt được. Khi thấy nguy hiểm, chúng liền đưa hai càng to đùng và chiếc đuôi đầy nọc độc ra để phòng thủ.
Tuy việc săn bò cạp rất nguy hiểm, song giá bán mỗi con chỉ khoảng 3.000 - 5.000 đồng, nên người làm nghề này thường phải cố bắt được càng nhiều càng tốt.
Những người chuyên săn bò cạp ở vùng Bảy Núi cho biết, nếu không phải dân trong nghề, rất khó nhận ra hang của bò cạp. Người bắt chuyên nghiệp thì chỉ cần nhìn bằng mắt là phát hiện được, và việc bắt loài này với người có kinh nghiệm là chỉ dùng tay không, không cần kẹp.
“Thường, một hang có khoảng 2 con (đực và cái), có hang đến 6-7 con trú ngụ. Bò cạp lạ kỳ lắm, ban đêm nó rất nhanh và dữ, nhưng ban ngày thì nằm một chỗ ít cắn ai. Muốn bắt bò cạp, cứ đè đuôi chúng xuống thì không bị cắn”, anh Cương giải thích.
Ông Trần Văn Thơm, ở xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn, cho biết trước đây bò cạp ở vùng Bảy Núi nhiều vô số kể, nhưng hơn 5 năm đổ lại đây lại ít dần. "Từ khi có thông tin loài này trở thành món ăn rất hấp dẫn với dân nhậu, lại dùng ngâm rượu uống giúp trị một số bệnh của đàn ông, người đi săn nhiều hơn", ông Thơm lý giải cho việc loài nộc độc này ngày càng giảm.
Ngoài bò cạp, nhiều người ở vùng Bảy Núi còn đi săn rết. Nhưng loài này rất hiếm,một chuyến đi thường chỉ bắt được vài con.
Chính vì vậy mà giá rết cũng đắt hơn. Mỗi con rết lớn từ 40.000 -50.000 đồng, chủ yếu bán cho những người mua để ngâm rượu thuốc.
Nhện hùm cũng bị săn bắt quá mức, nên những năm gần đây loài này rất hiếm. Nhện hùm cũng có giá bán tương đương rết, khoảng 30.000 đồng/con.
Bửa củi nằm trong danh sách ngâm rượu phục vụ nam giới nên cũng được săn bắt, bán với giá từ 1.500 đến 2.000 đồng/con. Thường bửa củi sống thành đàn trong các cây dừa hay thân cây mục. Nhưng gần đây số lượng loài này giảm nhiều, một phần do săn bắt quá mức, phần do ảnh hưởng của thuốc trừ sâu trên các loại cây trồng.
Tắc kè bay sau khi bắt về được phơi khô bán với giá 40.000 đồng/bọc 3 con.
Mối chúa được người dân bắt từ rừng về và ngâm rượu để sẵn trong keo, giá bán từ 60.000 - 80.000 đồng/keo.
Chợ côn trùng biên giới Tịnh Biên chính là nơi tập kết và tiêu thụ các loài nọc độc này. Cách mời khách mua bò cạp của những tiểu thường ở chợ này cũng rất ấn tượng: Người bán bắt hàng chục con bò cạp cho nằm trong bàn tay đưa cho khách xem, nhưng họ không bị cắn. "Bí quyết ở chỗ là cần bắt nhẹ nhàng, đừng làm cho chúng đau thì chúng không cắn cắn mình", chị Điệp,người bán loại này khẳng định.
Theo tienphong.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.