Đồng bào dân tộc chiếm tỷ lệ trên 13%
Nghệ An có dân số hơn 3,3 triệu người trong đó, đồng bào dân tộc chiếm tỷ lệ trên 13%, gồm các dân tộc: Thái, Hơ Mông, Khơ Mú, Thổ (Đan Lai, Tày Poọng, Lý Hà), Ơ Đu,...
Theo báo cáo của Sở GD&ĐT tỉnh Nghệ An, trong năm học 2021-2022, Nghệ An được công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2; đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, Trung học cơ sở mức độ 2.
Tỷ lệ dân số 15-25 tuổi mù chữ: 523/499.684 (0,1%); tỷ lệ dân số 15-35 tuổi mù chữ mức độ 2: 4336/1194119 (0,36 %); tỷ lệ dân số 15-60 tuổi mù chữ mức độ 2: 20.096/2.244.944 (0,9 %).
Ngành Giáo dục Nghệ An đặc biệt chú trọng công tác xóa mù chữ, xác định đây là một nhiệm vụ chính trị quan trọng của toàn xã hội nhằm góp phần nâng cao dân trí, xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của địa phương.
Theo đó, công tác xóa mù chữ nhiều năm nay nhận được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, ngành giáo dục, các tổ chức chính trị xã hội, đặc biệt có sự phối hợp rất hiệu quả của lực lượng Bộ đội biên phòng đóng trên địa bàn đó.
Những năm gần đây, ý thức của người dân về việc học để xóa mù chữ là nhu cầu tự thân, người dân muốn được học và thích đi học; với họ học để biết kí tên vay vốn ngân hàng, học để đọc tin nhắn của vợ, của chồng, của con cái; học để biết sử dụng điện thoại, để đi xe buýt, học để hát Karaoke.
Tỷ lệ người mù chữ cao là người dân tộc thiểu số trong độ từ 35-60 tuổi
Theo báo cáo của Sở GD&ĐT Nghệ An, năm học 2021-2022, Nghệ An tập trung xóa mù chữ ở ở 3 huyện miền núi Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong với độ từ 35-60 tuổi.
Năm học 2021-2022, Nghệ An tập trung xóa mù chữ ở ở 3 huyện miền núi Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong với độ từ 35-60 tuổi. |
Theo đó, ngành Giáo dục Nghệ An đã tổ chức được 39 lớp xóa mù chữ với tổng số 564 học viên. (trong đó 466 học viên /31 lớp xóa mù chữ; 98 học viên/ 8 lớp giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ).
Nghệ An luôn xác định công tác xóa mù chữ là nhiệm vụ chính trị quan trọng của các cấp ủy Đảng, chính quyền nên công tác tuyên truyền được quan tâm. Hàng năm tại tỉnh Nghệ An đã thành lập và kiện toàn Ban chỉ đạo PCGD-XMC của các cấp, giao nhiệm vụ cho các thành viên trong ban chỉ đạo, đặc biệt là Hội phụ nữ, Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên, Hội khuyến học, đến tận gia đình làm công tác tư tưởng, vận động những người mù chữ tham gia lớp học.
Sở GD&ĐT hàng năm ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn nhiệm vụ xóa mù chữ cho các phòng giáo dục và đào tạo đến tận các cơ sở giáo dục về 158 việc xây dựng kế hoạch mở lớp, thực hiện chuyên môn, kiểm tra, đánh giá.
Cuối năm tổng kết công tác xóa mù chữ, rút kinh nghiệm cho những năm tiếp theo. Chỉ đạo các Phòng GD&ĐT có mở lớp xóa mù chữ tổ chức Hội thảo cụm cùng phối hợp với Bộ đội Biên phòng nhằm trao đổi phương pháp giảng dạy, cách thức tổ chức và duy trì lớp học có hiệu quả.
Hàng năm, Sở GD&ĐT chỉ đạo Phòng GD&ĐT đến tận các xã, bản, các lớp học kiểm tra, động viên thầy cô cũng như các học viên
Tổ chức và duy trì lớp học xóa mù chữ, theo đó các trường tiểu học đóng trên trên địa bàn xã được giao nhiệm vụ chủ trì, phối hợp tham gia của các tổ chức, đoàn thể, các lực lượng xã hội của địa phương trên địa để tổ chức và duy trì lớp.
Cụ thể: Các tổ chức chính trị - xã hội phối hợp, Bộ đội Biên phòng, các già làng, trưởng bản tham gia tích cực trong việc tuyên truyền, vận động người mù chữ, đặc biệt là chị em phụ nữ trong độ tuổi đến lớp, duy trì sỹ số lớp học.
Hàng năm đã kí kết thực hiện chương trình phối hợp giữa ngành giáo dục với Bộ đội biên phòng trong công tác mở các lớp giảng dạy xóa mù chữ, giúp đồng bào vùng biên giới xóa đói giảm nghèo, góp phần vào sự phát triển kinh tế, chính trị văn hóa - xã hội chung của các địa phương, ổn định tình hình chính trị, bảo vệ an ninh trật tự vùng biên giới.
Người tham gia giảng dạy các lớp xóa mù chữ: được chọn lựa những người tâm huyết, yêu nghề, ưu tiên giáo viên người địa phương, người dân tộc thiểu số, biết tiếng, hiểu rõ các phong tục, tập quán địa phương.
Theo đó, các thầy cô giảng dạy với phương châm “cầm tay chỉ việc”, minh họa bài học bám sát thực tế cuộc sống sinh hoạt lao động của người học, giúp người học dễ hiểu, nhớ lâu và dễ vận dụng, áp dụng với cuộc sống hàng ngày.
Từng bước cho học viên tiếp cận với công nghệ thông tin thông qua các 159 phương tiện sẵn có, sự hỗ trợ từ nhà trường, từ trung tâm học tập cộng đồng (ti vi, đầu chiếu, sử dụng điện thoại di động, mạng internet..).
Việc đánh giá kết quả học tập được thực hiện đúng quy chế, tuy nhiên động viên người học bằng nhiều biện pháp sáng tạo luôn được khuyến khích, tạo sự hứng thú, phấn khởi, có động lực phấn đấu qua điểm số, nhận xét của giáo viên, bạn bè, người thân và tự nhận xét của người học.