Nghệ An: Đê biển sạt lở, nhiều kiốt kinh doanh ven biển bị san phẳng do bão

GD&TĐ - Sau hơn 1 tiếng đồng hồ quần thảo, cơn bão số 10 đi qua đã gây thiệt hại nặng nề cho tỉnh Nghệ An, đặc biệt là vùng ven biển, trong đó, nhiều đoạn kè, đê biển bị nước tràn qua, sạt lở và có nguy cơ vỡ đê.

Nghệ An: Đê biển sạt lở, nhiều kiốt kinh doanh ven biển bị san phẳng do bão
Nghệ An: Đê biển sạt lở, nhiều kiốt kinh doanh ven biển bị san phẳng do bão ảnh 1Nghệ An: Đê biển sạt lở, nhiều kiốt kinh doanh ven biển bị san phẳng do bão ảnh 2Nghệ An: Đê biển sạt lở, nhiều kiốt kinh doanh ven biển bị san phẳng do bão ảnh 3Nghệ An: Đê biển sạt lở, nhiều kiốt kinh doanh ven biển bị san phẳng do bão ảnh 4Nghệ An: Đê biển sạt lở, nhiều kiốt kinh doanh ven biển bị san phẳng do bão ảnh 5Nghệ An: Đê biển sạt lở, nhiều kiốt kinh doanh ven biển bị san phẳng do bão ảnh 6

Cơn bão số 10 đang gây thiệt hại nặng nề cho người dân Thị xã Cửa Lò (Nghệ An). Tính đến chiều 15/9, đã có hơn 100 ki ốt bị sập, bị gió bão san phẳng. Nước biển xâm nhập gần 1km vào thị xã, gây ngập trên nhiều tuyến đường, đặc biệt là đường Bình Minh chạy dọc theo bờ biển. Hiện mưa đã ngớt nhưng gió biển vẫn đang rất mạnh.

Gió bão cũng khiến nhiều đoạn đê chắn sóng ven biển từ thị xã Hoàng Mai, huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu bị ảnh hưởng nặng nề, có nguy cơ vỡ.

Tại đê chắn sóng xã Quỳnh Thọ, Quỳnh Lưu, triều cường nước biển dâng cao áp sát chân đê có nguy cơ gây vỡ đê. Nghiêm trọng, phía bên kia chân đê có 150 hộ dân đang sống với chiều dài 2,2 km. Xã Quỳnh Thọ chỉ đạo dân quân tự vệ, công an cùng bà con nhân dân dùng cọc tre, bao tải cát đá để kè vào những đoạn đê có nguy cơ xung yếu, vỡ.

Ngoài Quỳnh Thọ, nhiều tuyến đê biển như Sơn Hải, Quỳnh Long, Quỳnh Nghĩa... đang được các địa phương theo dõi tình hình sát sao và triển khai các biên pháp ứng phó. Các hộ dân sinh sống vùng đê sông đều đã được di dời đến nơi an toàn. Đầu giờ chiều 15/9, Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Đắc Vinh có mặt tại các tuyến đê xung yếu của huyện Quỳnh Lưu để chỉ đạo việc khắc phục sự cố nước triều cường dâng, nguy cơ đê biển bị vỡ.

Tại huyện Diễn Châu, 4km đê biển bị tràn bờ. Nước sông Bùng, sông Vích đã tràn vào một số nhà dân, trời vẫn mưa, gió vẫn đang to khiến mực nước ngày càng lớn ,nguy cơ vỡ đê rất cao. Thời điểm hiện tại, mặc dù mưa đã giảm, nhưng gió vẫn rất to. Ông Nguyễn Xuân Đường, Chủ tịch tỉnh Nghệ An cho biết: “Khoảng hơn 4km đê biển ở Diễn Châu bị tràn bờ, nước tràn qua đê sâu khoảng 60 - 70cm. Nguyên nhân do sóng to, triều cường dâng cao. Chúng tôi đã cử cán bộ, xuống trực tiếp chỉ đạo, huy động các lực lượng khắc phục. Người dân ở các vùng nguy hiểm đã được sơ tán đến nơi an toàn trước khi bão đổ bộ. Hiện vẫn chưa xác định cụ thể các đoạn sạt lở”.

Tại huyện Hưng Nguyên, do mưa to, gió giật mạnh khiến nước sông Lam dâng cao, sự an toàn của nhiều hộ dân sinh sống ngoài đê bị đe dọa. Địa phương dọc tuyến đê Tả Lam là di dời các hộ dân ra khỏi vùng ngập lụt.

Theo thông báo mới nhất từ Văn phòng thường trực Ban chỉ huy PCTT- TKCN Nghệ An, hiện đã có thông báo số 77 về việc vận hành hồ xả lũ hồ chứa Thủy điện Khe Bố. Theo đó, thời gian xả lũ được bắt đầu vào 00h30 phút ngày 16/9/2017. Lưu lượng xả từ 1.500m3/s đến 4.200m3/s (bao gồm lưu lượng xả qua đập tràn và lưu lượng phát điện qua tổ máy).

Trước đó, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy và Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Xuân Đường trực tiếp có mặt tại Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh chỉ đạo công tác phòng chống bão số 10. Tại đây, Bí thư Tỉnh uỷ nghe tình hình đường đi của bão, đồng thời chỉ đạo các lực lượng thường trực phải cử chuyên gia để có thể có giải pháp kịp thời khi xảy ra sự cố.

Thống kê thiệt hại nhanh của UBND các địa phương đến 16h chiều ngày 15/9 có 1 người tử vong là bà Đào Thị Th. 83 tuổi, trí tại phường Nghi Hải, thị xã Cửa Lò. Theo ông Ngô Thanh Linh - Bí thư Đảng ủy phường, vào khoảng 10h40 phút sáng nay, gió mạnh do bão số 10 đã làm bay tấm lợp proximang của gia đình rơi trúng người khiến bà bị thương nặng, dẫn đến tử vong sau đó.

Có 1 người bị thương nặng là ông Ngụy Đình Ân (60 tuổi, trú Hùng Cường 1, xã Kỳ Sơn, huyện Tân Kỳ). (nguyên nhân do bị thương nặng dẫn đến tử vong).Có 210 ngôi nhà bị tốc mái, 65 hộ dân bị ngập.

Về sản xuất nông nghiệp lúa bị ngập 510 ha, ngô và rau màu bị ngâp gần 1.800 ha. Nuôi trồng thủy sản bị ngập 180ha. Có 524 cây xanh bị đổ gãy. Về gia thông thủy lợi có 5 đập nhỏ bị sạt lở, đê Quỳnh Thọ, Quỳnh Nghĩa huyện Quỳnh Lưu bị sạt lở 320m, kè đê biển thị xã Hoàng Mai bị sạt lở 400m, nước tràn qua đê, kênh mương sạt lở 1.500m. Nhiều tuyến đường giao thôn cũng bị sạt lở do mưa bão.

Bên cạnh đó, toàn tỉnh có 4 trường học bị tốc mái, trong đó có 3 trường tại thị xã Cửa Lò.

Clip sóng biển vẫn mạnh Hình ảnh thiệt hại do bão số 10 gây ra tại Nghệ An:

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...