Ngày về của hạm trưởng

Thêm một lần vào dịp tháng Tư, hạm trưởng Lê Bá Hùng trở lại Việt Nam. Vẫn phong thái đĩnh đạc, lịch lãm của một chỉ huy chiến hạm, với nụ cười hiền, Lê Bá Hùng luôn là tâm điểm thu hút mọi ống kính báo chí trên cảng Tiên Sa. 

Ngày về của hạm trưởng
Chụp ảnh lưu niệmNgày về của hạm trưởng ảnh 2Ngày về của hạm trưởng ảnh 3Ngày về của hạm trưởng ảnh 4Ngày về của hạm trưởng ảnh 5

40 năm trước, anh ra đi trên con tàu USS Blue Ridge sang Mỹ vì hoàn cảnh chiến tranh, giờ đây, mỗi lần trở về, anh luôn xem như được trở về nhà…

Tôi vẫn cứ thích gọi Lê Bá Hùng là hạm trưởng, bởi phong thái dứt khoát đĩnh đạc của anh một phần, phần khác, ngày trở về Việt Nam chính thức đầu tiên trong lực lượng Hải quân Mỹ chính là lúc anh làm chỉ huy tàu USS Lassen vào năm 2009. 

Kể từ đó đến nay, anh liên tục thăng tiến, nhận nhiều chức vụ quan trọng trong quân đội Mỹ và giờ đây đã là Đại tá hải quân, Phó Chỉ huy biên đội tàu khu trục số 7 (Hạm đội 7 – thuộc Hạm đội Thái Bình Dương, Hải quân Mỹ).

Năm 2012, Lê Bá Hùng lúc đó còn là Trung tá, trở về Đà Nẵng trên con tàu rất đặc biệt: USS Blue Ridge, đây cũng chính là một trong những con tàu chở quân nhân Việt Nam cùng người thân sang Mỹ vào dịp 30/4/1975, trong đó có anh, một cậu bé 5 tuổi. 

Chỉ một buổi ngắn ngủi trên cầu cảng Tiên Sa, nhưng Trung tá Hùng lúc đó, trước đông đảo báo giới trong nước và quốc tế, dõng dạc, đầy cảm xúc: “Trong tim tôi, Việt Nam mãi mãi là nhà, là nơi tôi sinh ra. Tôi tự hào vì mình là người gốc Việt, được chỉ huy một trong những con tàu lớn mạnh nhất thế giới”.

Buổi tối, qua chị Hiền làm ở Tổng lãnh sự quán Mỹ ở TPHCM, tôi nhờ chị thu xếp một cuộc gặp ngắn để phỏng vấn, nhưng rất tiếc, anh phải bay trở về căn cứ Hawaii ngay trong đêm. 

3 năm sau, cũng đúng dịp tháng Tư rợp cờ hoa mừng ngày thống nhất Lê Bá Hùng lại có mặt ở Đà Nẵng. Lần này, anh chỉ huy đội tàu gồm chiến hạm Khu trục tên lửa dẫn đường USS Fitzgerald và tàu tác chiến gần bờ USS Fort Worth.

Vẫn kiệm lời như ngày trước, nhưng không khí hòa đồng, thân thiện khiến Đại tá Hùng dường như thấy thân thuộc hơn rất nhiều. Một người đề cập đến câu chuyện hòa hợp dân tộc, giữa những người hai chiến tuyến, sau 40 năm, Lê Bá Hùng có lẽ còn e ngại nên không trả lời trực tiếp câu hỏi. 

Anh nhấn mạnh: “Là lần thứ ba trở về Việt Nam, và bất cứ lúc nào cũng thế, nó đều mang lại cho tôi một sự cảm kích. Vì như tôi đã nói, Việt Nam là quê hương tôi, Việt Nam có một chỗ đứng đặc biệt trong trái tim tôi. 

Nhưng là một người Mỹ, tôi cũng tự hào khi được phục vụ tổ quốc mình. Xây dựng các mối quan hệ với đối tác trong và ngoài khu vực, đó là công việc quan trọng của hải quân Mỹ và đó cũng là mục đích của những chuyến ghé thăm Việt Nam của hạm đội Thái Bình Dương”.

Ngày 10/4, khi chia tay Việt Nam để đội tàu trở về căn cứ, Đại tá Lê Bá Hùng, bày tỏ: “Đây là năm thứ sáu Hải quân hai nước có các hoạt động hợp tác. Và đặc biệt là nhân kỷ niệm 20 năm thiết lập mối quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ. 

Sự kiện đánh dấu mốc quan trọng trong quan hệ giữa 2 nước. Hải quân 2 nước đã có sự phối hợp chặt chẽ hơn, hiểu nhau hơn và hy vọng sẽ tiếp tục duy trì trong thời gian tới”. 

Anh cho rằng, sau nhiều hoạt động giao lưu, có thể nói Hải quân hai nước đã hiểu nhau hơn và sẵn sàng cho những hoạt động được nâng tầm.

Còn ông Ted Osius - Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam - chia sẻ: “Tôi rất tự hào khi mối quan hệ hợp tác giữa 2 bên đã phát triển nhanh và thắt chặt hơn trong thời gian qua. Tôi không thể tưởng tượng được chỉ 20 năm mà mối quan hệ giữa 2 nước có thể đi nhanh đến như vậy”.

Đại tá Lê Bá Hùng là người gốc Huế và theo học Trường Trung học Phổ thông Gar-Field ở Woodbridge (bang Virginia). Ông tốt nghiệp hạng ưu Học viện Hải quân Hoa Kỳ năm 1992 với bằng cử nhân về kinh tế. 

Về hoạt động trên biển, Đại tá Hùng từng làm sỹ quan phụ tá và Đại úy trên tuần dương hạm USS TICONDEROGA (CG 47), sỹ quan kiểm soát cháy nổ trên tàu USS Wasp (LHD 1, sỹ quan phụ trách vũ khí và sỹ quan chỉ huy các hệ thống tác chiến trên Tuần dương hạm USS Hue City (CG 66), Hạm phó Khu trục hạm USS CURTIS WILBUR (DDG 54), và sỹ quan chỉ huy trên tàu USS Lassen (DDG 82). 

Trong thời gian ông chỉ huy, tàu Lassen đã giành giải thưởng Hoạt động Tác chiến Hiệu quả năm 2009 và Giải thưởng dành cho Đơn vị Hải quân nổi bật năm 2010.

Đại tá Hùng từng phục vụ tại Hạm đội 2 Hoa Kỳ và Bộ Tư lệnh Liên quân Hoa Kỳ, từng làm trợ lý điều hành cho 2 Tư lệnh thuộc Hạm đội 7. Gần đây nhất ông từng làm trợ lý quân sự cho Bộ trưởng Quốc phòng. 

Đại tá Lê Bá Hùng từng tốt nghiệp Đại học Chiến tranh Hải quân và trường sỹ quan Liên quân, nghiên cứu sinh của Trung tâm Weatherhead về các vấn đề quốc tế thuộc Đại học Harvard và được lựa chọn là nghiên cứu sinh cho Hội thảo MIT XXI. 

Ông có bằng thạc sỹ nghiên cứu tác chiến từ trường Đào tạo sau đại học của Hải quân năm 1999 và bằng thạc sỹ quản trị kinh doanh từ đại học Touro International năm 2005.

Theo tienphong.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.