Ngành giáo dục Thái Nguyên: Một học kì nỗ lực, hoàn thành “nhiệm vụ kép”

GD&TĐ - Sáng 17/2, ngành giáo dục Thái Nguyên tổ chức sơ kết học kì 1, triển khai nhiệm vụ học kì 2 của năm học. Hội nghị trực tuyến được kết nối đến các điểm cầu đơn vị, trường học trên địa bàn.

Ông Phạm Việt Đức, Giám đốc Sở GD&ĐT Thái Nguyên chủ trì Hội nghị sơ kết học kì 1, triển khai nhiệm vụ học kì 2
Ông Phạm Việt Đức, Giám đốc Sở GD&ĐT Thái Nguyên chủ trì Hội nghị sơ kết học kì 1, triển khai nhiệm vụ học kì 2

Năm học 2021 - 2022, Thái Nguyên có mạng lưới trường lớp các cấp học được củng cố, phát triển đều khắp trên địa bàn, đáp ứng cơ bản nhu cầu học tập trong tỉnh. Hiện toàn tỉnh có 684 trường mầm non và phổ thông, với tổng số hơn 323.000 học sinh. Đến nay, Thái Nguyên có 589 trường học các cấp đạt trường chuẩn quốc gia, tỷ lệ 86,11%, tăng 0,88% so với năm học trước.

Sở GD&ĐT Thái Nguyên và các địa phương cấp huyện đang tích cực thực hiện công tác rà soát trường, điểm trường, sỹ số học sinh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đồng thời sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, giảm quy mô trường, điểm trường lẻ, sử dụng hợp lý đội ngũ và số lượng biên chế. Hiện toàn tỉnh có 24.265 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó có  18.096 biên chế.

Một giờ học trực tiếp kết hợp trực tuyến của cô và trò trường THPT Chuyên tỉnh Thái Nguyên
Một giờ học trực tiếp kết hợp trực tuyến của cô và trò trường THPT Chuyên tỉnh Thái Nguyên

Nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ, ngành đã phối hợp với các địa phương rà soát số lượng và cơ cấu giáo viên theo môn từng cấp học, đánh giá chất lượng đội ngũ; xây dựng đề án vị trí việc làm; xây dựng kế hoạch đào tạo và thực hiện có hiệu quả công tác bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng các mô-đun thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới.

Về công tác an toàn phòng dịch, ngay từ đầu năm học các cơ sở giáo dục đã chủ động xây dựng kế hoạch, phương án của đơn vị một cách linh hoạt, hiệu quả. Ngành đã tổ chức xét nghiệm, tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sình từ 12 tuổi trở lên. Hiện các nhà trường đang tích cực triển khai linh hoạt, đồng bộ các giải pháp đảm bảo an toàn phòng chống dịch bệnh khi đưa trẻ em, học sinh toàn tỉnh trở lại học trực tiếp.

Vượt qua khó khăn của dịch bệnh, ngành giáo dục Thái Nguyên tiếp tục triển khai thực hiện đúng kế hoạch chương trình giáo dục phổ thông mới đối với lớp 1 đồng thời triển khai thực hiện chương trình lớp 2 và lớp 6; Thực hiện tốt công tác lựa chọn và tập huấn sử dụng sách giáo khoa, đảm bảo cung ứng sách kịp thời cho 100% nhà trường trước khai giảng. Hiện nay kế hoạch và công tác chuẩn bị các điều kiện để triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10 cũng đang được triển khai tích cực.

Trong học kì vừa qua, công tác bắt nhịp chuyển đổi số và tăng cường nâng cao chất lượng hiệu quả dạy học Tiếng Anh là những vấn đề được ngành giáo dục Thái Nguyên đặc biệt chú trọng.

“Một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong học kì 2 là tiếp tục ứng phó với dịch Covid-19, củng cố chất lượng, khắc phục các tác động của dịch bệnh đối với ngành giáo dục. Trong đó, hoàn thiện chiến lược ứng phó toàn diện với dịch bệnh của ngành giáo dục; thực hiện hiệu quả, linh hoạt các giải pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19, đảm bảo cho học sinh tới trường học tập trực tiếp được an toàn. Có giải pháp quyết liệt để mở cửa trường học để đón học sinh quay trở lại trường học; đồng thời tăng cường bù đắp kiến thức, kỹ năng cho học sinh”.
Ông Phạm Việt Việt Đức, Giám đốc Sở GD&ĐT Thái Nguyên.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...