Ngành Du lịch vẫn “hot”

Ngành Du lịch  vẫn “hot”

Tuy nhiên, mỗi trường có một thế mạnh riêng, tùy vào nhu cầu và điều kiện kinh tế mà người học nên tìm hiểu để chọn cho mình một địa chỉ phù hợp.

Học trong môi trường nói tiếng Anh

Tại Trường ĐH Quốc tế - ĐHQG TPHCM (IU), chuyên ngành Quản trị nhà hàng – khách sạn (Hospitality Management) nằm trong ngành Quản trị kinh doanh (Mã ngành: 7340101). Theo PGS.TS Mai Ngọc Khương – Phó khoa Quản trị kinh doanh IU, điểm mạnh của SV IU nói chung và ngành Hospitality nói riêng là các em được học tập, thực hành và nghiên cứu trong môi trường tiếng Anh hoàn toàn. 

Điều này mang lại 2 lợi ích trực tiếp là khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh thành thạo (đạt chuẩn tuyển dụng của các khách sạn cao cấp) và kiến thức chuyên ngành, kiến thức quản trị cập nhật để trở thành những nhà quản lý hiệu quả trong tương lai.

Nhiều hoạt động sáng tạo được lồng ghép trong chương trình học giúp SV định hướng tương lai, phát triển toàn diện về tư duy, kỹ năng và thái độ phục vụ chuyên nghiệp. Thực tế cho thấy SV ngành "Hospitality Management" rất được các khách sạn cao cấp chào đón bởi khả năng tiếng Anh tốt, thái độ phục vụ chuyên nghiệp và thân thiện. Ngoài ra, khả năng tư duy đóng vai trò quyết định việc thăng tiến lên cấp bậc quản lý mà nhiều SV ngành "Hospitality Management" của IU đã và đang chứng minh qua vai trò quản lý tại các bộ phận quan trọng ở các khách sạn lớn như Park Hyatt, Sheraton, Six Senses…

PGS.TS Mai Ngọc Khương cho rằng: "Trong ngắn hạn, thị trường nội địa sẽ sớm được khôi phục do quá trình giãn cách xã hội được gỡ bỏ, nhu cầu du lịch nội địa tăng cao trong mùa hè cùng với gói kích cầu hấp dẫn được đưa ra, và thị trường khách du lịch công vụ được phục hồi đúng lúc. Đối với thị trường khách quốc tế đến Việt Nam, chúng ta cũng đang có lợi thế lớn vì những nỗ lực phòng chống dịch hiệu quả đã được truyền thông rộng rãi đến bạn bè quốc tế, nâng cao lòng tin của khách du lịch về sự an toàn của điểm đến Việt Nam.

Thời gian đào tạo uyển chuyển

Ngành Du lịch  vẫn “hot” ảnh 1

Theo ThS Nguyễn Bá Anh - Phó phòng Truyền thông - Marketing Trường ĐH Nguyễn Tất Thành (NTTU), năm 2019, NTTU đã được Bộ GD&ĐT cho phép đào tạo ngành Du lịch.

Thời gian đào tạo ngành này cũng khá linh hoạt, dao động từ 3 - 4 năm. Đồng thời, theo học chế tín chỉ như hiện nay thì SV có thể tích lũy tín chỉ, học vượt để ra trường sớm hơn thời gian đào tạo.

Chương trình học được thiết kế bởi đội ngũ các nhà nghiên cứu và chuyên gia đầu ngành, giỏi chuyên môn. Ngoài ra còn có sự tham gia của các giảng viên thực hành là các CEO, các nhà quản lý cấp cao giàu kinh nghiệm thực tế để có thể truyền thụ kiến thức giúp người học phát triển toàn diện từ chuyên môn đến kỹ năng, văn hóa làm việc đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động trong bối cảnh đất nước hội nhập quốc tế.

Đặc biệt, khi theo học ngành Du lịch tại khoa Du lịch và Việt Nam học của NTTU, SV có thể lựa chọn theo hai chuyên ngành: Hướng dẫn viên du lịch và quản lý du lịch. Theo đó, SV sẽ được trang bị kiến thức tổng quan về lịch sử, văn hóa, địa lý, tôn giáo, quản trị điều hành cho đến những nghiệp vụ chuyên ngành du lịch. Ngoài ra, SV còn được trang bị các kỹ năng cần thiết như: làm việc nhóm, thuyết trình, xử lý thông tin, giao tiếp thành thạo một ngoại ngữ… nhằm thích ứng với thị trường lao động đang diễn ra sôi động tại Việt Nam.

Đón đầu hội nhập

Theo ThS Nguyễn Thị Mến - Trưởng phòng Truyền thông và Tuyển sinh Trường ĐH Văn Lang (VLU), Khoa Du lịch VLU đang đào tạo ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành và ngành Quản trị khách sạn theo 4 nhóm: Chương trình chuẩn Việt Nam, Chương trình hai văn bằng Pháp - Việt (liên kết ĐH Perpignan - Pháp), Chương trình tiếng Anh tăng cường, Chương trình Đào tạo đặc biệt.

Cuối tháng 5/2020, Khoa Du lịch VLU tổ chức Hội thảo "Nhà tuyển dụng và người giỏi nghề phân tích năng lực phục vụ chương trình đào tạo đại học" nhằm lấy ý kiến về "nguồn lao động chất lượng" từ doanh nghiệp, qua đó xây dựng chương trình dạy và học phù hợp cho sinh viên. Hoạt động trên nằm trong một chuỗi các công việc tiến tới kiểm định chất lượng chương trình đào tạo ngành này theo chuẩn quốc gia và chuẩn quốc tế AUN-QA.

Cuối năm 2019, dưới sự chứng kiến của Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân và đại diện chính phủ 2 nước Việt Nam - Australia, Trường ĐH Văn Lang đã ký kết hợp tác toàn diện với Học viện William Angliss - học viện Du lịch hàng đầu của Australia, mở ra các cơ hội mới đầy hứa hẹn trong đào tạo ngành du lịch. Theo đó, VLU sẽ thành lập Trường đào tạo Du lịch – Nhà hàng đầu tiên khu vực Đông Dương theo tiêu chuẩn quốc tế, với quy mô lên đến 300 phòng khách sạn quy đổi và các khu vực thực hành đẳng cấp quốc tế. Đây sẽ là trường quản lý khách sạn - nhà hàng cao cấp đầu tiên của Việt Nam đào tạo nhân lực du lịch không chỉ cho Việt Nam mà cho cả khối ASEAN.

Năm 2020, phần lớn các trường ĐH phía Nam xét tuyển ngành Du lịch (Mã ngành: 7810101) theo 04 phương thức: Theo điểm thi tốt nghiệp THPT, học bạ tổ hợp môn, kết quả thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TPHCM, tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển, cử tuyển. Trong đó, xét tuyển bằng hình thức học bạ tập trung vào tổ hợp môn: (C00) Ngữ văn - Lịch sử - Địa lý; (D01) Toán - Ngữ văn – Ngoại ngữ; (D14) Ngữ văn - Lịch sử - Tiếng Anh; (D15) Ngữ văn - Địa lý - Tiếng Anh.

Cuối năm 2019, dưới sự chứng kiến của Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân và đại diện chính phủ 2 nước Việt Nam - Australia, Trường ĐH Văn Lang đã ký kết hợp tác toàn diện với Học viện William Angliss (học viện Du lịch hàng đầu của Australia), mở ra các cơ hội mới đầy hứa hẹn trong đào tạo ngành du lịch.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ