Hoạ sĩ Nguyễn Xuân Lục đã làm chủ chất liệu sơn mài, từ khi anh bỏ công việc thiết kế công nghiệp vào năm 2011. Anh tạo ra nhiều tác phẩm khác nhau và trải qua nhiều thử nghiệm cho đến khi anh tự tin với các kỹ thuật đa dạng khác. Một trong những thứ đó là khảm xà cừ.
Kỹ thuật khảm là một kỹ năng thủ công được đánh giá cao ở châu Á. Nguyễn Xuân Lục sinh ra và lớn lên ở Chuôn Ngọ, một làng nghề có lịch sử lâu đời về khảm trai.
Là nghệ sĩ thực hành và coi trọng kỹ thuật nên không có gì ngạc nhiên khi Lục bị lôi cuốn vào quá trình biến chuyển khảm xà cừ đi vào trong tác phẩm nghệ thuật sơn mài.
Là một người gốc làng nghề, anh dành năng lượng của mình để học những cách mới, cách sử dụng các vật liệu truyền thống. Anh là một trong những người nối dài mạch sống của nền văn hóa Việt Nam riêng biệt này.
Bước tiến mới của anh trên hành trình này là hy vọng sẽ đảm bảo sự tồn tại và đổi mới của một nghề thủ công đã tạo nên bản sắc dân tộc.
Khảm trên sơn mài của Nguyễn Xuân Lục đưa chúng ta đến một không gian quen thuộc với nhiều người. Việc sử dụng kỹ thuật vẽ đường nét đã thể hiện một cảnh quan siêu thực của vũ trụ.
Những hiệu ứng nổi bật của sơn mài và khảm xà cừ mang đến một bầu không khí sang trọng. Nó buộc chúng ta lùi lại và kinh ngạc trước chân trời mà dù có nhưng không thể chạm tới.
Còn hoạ sĩ Hà Huy Mười lại mạo hiểm kết nối bằng vật liệu đầu tiên của anh về nghệ thuật thị giác – Giấy. Sự đơn giản và tính linh hoạt của giấy cho phép các chủ đề cấp tiến được cân bằng.
Sự phổ biến của hình ảnh về bộ phận cơ thể con người và sự thể hiện nỗi đau thấm qua các tĩnh mạch của những tờ giấy mỏng manh.
Các tác phẩm của hoạ sĩ có thể gây khó chịu khi nhìn vào, nhưng đó là cách của người nghệ sĩ khi đặt ra để tra vấn người xem. Những hình ảnh giống như những ngón tay biến thành dao mổ, cạo vảy vết thương của chúng ta và mổ xẻ chúng ra một lần nữa.