Ngắm chiếc bát hơn 6 tỷ mà chủ nhân chỉ để đựng tiền lẻ

GD&TĐ - Một chiếc bát Trung Quốc vừa được xác định là một món đồ cổ hiếm có và sắp được bán với giá 200.000 bảng Anh (tương đương 6,2 tỷ) sau nhiều năm chỉ dùng để đựng tiền lẻ.

Ngắm chiếc bát hơn 6 tỷ mà chủ nhân chỉ để đựng tiền lẻ

Chiếc bát Hoa Thủy Tiên số 1 Jun được làm cho một hoàng đế Trung Hoa vào đầu thời kỳ nhà Minh, Daily Mail đưa tin.

chiếc bát,đồ cổ,nhà Minh,Trung Quốc,bộ sưu tập,nhà sưu tập

Các chuyên gia tại nhà bán đầu giá Duke ở ở Dorchester, Dorset, Anh không tin nổi vào mắt thấy chiếc bát này được mang tới một sự kiện từ thiện gần đây mà họ tổ chức.

Chủ nhân của chiếc bát không biết nó có giá trị thế nào. Họ từng đặt nó trên một tủ quần áo và chỉ dùng để đựng tiền lẻ. Sau đó, họ bỏ nó vào một chiếc thùng các-tông rồi mang tới sự kiện từ thiện.

chiếc bát,đồ cổ,nhà Minh,Trung Quốc,bộ sưu tập,nhà sưu tập

Các chuyên gia ước tính, chiếc bát này được làm cho hoàng cung dưới triều đại của hoàng đế nhà Minh đầu tiên Hồng Vũ Đế (1368-1398).

Những chiếc bát Jun được đánh thứ tự từ 1-10 dựa trên kích cỡ của bát, số 1 là chiếc lớn nhất và chúng còn được in chữ Hoa Thủy Tiên bên cạnh để tạo ra sự khác biệt.

Chiếc bát này có đường kính 24cm với hai đường viền trang trí và 3 chân hình như ý.

chiếc bát,đồ cổ,nhà Minh,Trung Quốc,bộ sưu tập,nhà sưu tập

Trước đây, nó thuộc sở hữu của George Eumorfopoulos, một trong những nhà sưu tập nghệ thuật Trung Hoa có ảnh hưởng nhất đầu thế kỷ 20. Bộ sưu tập của ông lớn tới nỗi ông phải cải tạo nhà, xây thêm hai tầng để chứa chúng.

Sau khi ông qua đời vào năm 1939, chiếc bát đã được bán cho một nhà sưu tập khác là ACJ Wall và nó đã được chuyển cho gia đình của những người chủ hiện tại.

Lee Young, giám đốc quản lý của Duke cho biết: "Những chủ nhân hiện tại đã thừa kế từ ACJ Wall nhưng họ không biết giá trị của nó. Họ rất ngạc nhiên khi được nghe về giá mà chúng tôi ước tính, họ nghĩ nó có giá thấp hơn nhiều... Chủ nhân của chiếc bát hy vọng sẽ sử dụng số tiền bán được để giúp con cái họ mua một ngôi nhà".

Theo vietnamnet

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tăng thực hành giúp học viên nâng cao tay nghề, đáp ứng yêu cầu nhà tuyển dụng.

Đào tạo nghề song song học văn hóa: Hướng đi mới

GD&TĐ - Trong bối cảnh nhiều sinh viên đại học tốt nghiệp vẫn loay hoay tìm việc, thì hàng trăm thanh niên dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk lại tìm được hướng đi rõ ràng từ sớm nhờ học nghề kết hợp học văn hóa.

Minh họa/INT

Vai trò của đọc hiểu

GD&TĐ - Đọc hiểu giữ vai trò trung tâm, là chiếc cầu nối giúp học sinh tiếp cận, giải mã và cảm nhận sâu sắc các giá trị tư tưởng, nghệ thuật của văn bản.