Nga tính dùng hải cảng của Hy Lạp để tránh eo biển Thổ Nhĩ Kỳ

Giới chức Hy Lạp có thể cho phép Nga sử dụng hải cảng Alexandroupolis của nước này để lưu thông hàng hóa mà không cần sử dụng hai eo biển Bosporus và Dardanelles của Thổ Nhĩ Kỳ.

Nga tính dùng hải cảng của Hy Lạp để tránh eo biển Thổ Nhĩ Kỳ
nga-tinh-dung-hai-cang-cua-hy-lap-de-tranh-eo-bien-tho-nhi-ky

Hải cảng Alexandroupolis của Hi Lạp. Ảnh: Sputnik

Sputnik hôm nay đưa tin chính quyền tỉnh Simferopol thuộc bán đảo Crimea, được Nga sáp nhập năm 2014, đã ký kết thỏa thuận hợp tác với đại diện phòng Thương mại công nghiệp khu vực Evros thuộc Hy Lạp, trong đó có đề cập đến khả năng Nga sẽ sử dụng hải cảng Alexandroupolis nằm bên bờ Địa Trung Hải.

"Chúng ta có thể hợp tác trong nhiều lĩnh vực. Đặc biệt, thành phố chúng tôi có một trong những hải cảng lớn nhất, là nút lưu thông hàng hóa quan trọng mà không cần qua eo biển Bosporus và Dardanelles. Đây cũng là nơi lắp đặt 3 đường ống dẫn dầu và một nhà máy khí hỏa lỏng có khả năng tiếp tế nhiên liệu cho tàu thuyền", ông Evangelos Lambakis, Thị trưởng thành phố Alexandroupolis, Hy Lạp, tuyên bố.

Ông Lambakis cho rằng các biện pháp trừng phạt áp đặt đối với Crimea sau khi bán đảo này sáp nhập vào Nga sẽ không ngăn cản giao lưu thương mại - kinh tế giữa hai khu vực.

Sau khi Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi chiến đấu cơ Su-24 của Nga vào cuối tháng 11/2015, quan hệ hai nước đã xuống cấp nghiêm trọng, khiến giới chức Nga buộc phải tính đến khả năng Ankara sẽ đóng cửa hai eo biển Bosporus và Dardanelles, con đường ngắn nhất mà tàu thuyền Nga có thể đi từ Biển Đen ra Địa Trung Hải.

nga-tinh-dung-hai-cang-cua-hy-lap-de-tranh-eo-bien-tho-nhi-ky-1

Nga có thể sử dụng hải cảng Alxexandroupolis để vận chuyển hàng hóa mà không cần sử dụng hai eo biển của Thổ Nhĩ Kỳ (đường màu xanh). Đồ họa: Novonite

Theo VnExpress

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.