Nga tiếp tục lập Hạm đội Bóng tối mới

GD&TĐ - Nga dường như đã thành lập một “Hạm đội Bóng tối” mới trong lĩnh vực xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) khiến phương Tây khó lòng ngăn chặn được.

Nga tiếp tục lập Hạm đội Bóng tối mới

Hạm đội bóng tối mới đang được thành lập, các hãng vận tải khí “xám” (biệt danh của khí tự nhiên hóa lỏng - LNG) sẽ giao nguyên liệu thô từ Liên bang Nga thông qua các con tàu khó xác định quốc tịch và nguồn gốc hàng hóa (trong lĩnh vực xuất khẩu dầu thô gọi là “Hạm đội Bóng tối”).

Theo bài viết trên trang web “Người đưa tin” (Reporter của Nga), phương Tây sẽ rất khó ngăn chặn được tình trạng này.

Theo bài viết, những hành động không thân thiện với Nga của các nước phương Tây, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt đang buộc Moscow phải tìm cách thoát khỏi hoàn cảnh khó khăn trong lĩnh vực xuất khẩu năng lượng, vốn chiếm tỷ trọng khá cao trong đóng góp ngân sách của Nga.

Các phương pháp tương tự trong lĩnh vực dầu mỏ (thành lập đội tàu ma trong “Hạm đội Bóng tối”) đã cho thấy tính hiệu quả của chúng, vì vậy việc áp dụng chúng trong ngành hóa lỏng khí và phân phối nó đến khách hàng đã trở thành một kết luận không thể bỏ qua đối với các quan chức Moscow.

Tuy nhiên, nếu bản thân xuất khẩu dầu của Nga đã bị trừng phạt, lệnh cấm vận đã được áp dụng đối với giá dầu và các tàu chở dầu, thì khí đốt tự nhiên và khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) vẫn nằm ngoài các lệnh trừng phạt áp dụng đối với cơ sở hạ tầng và các hãng vận chuyển khí đốt.

Người đứng đầu một công ty lớn của Na Uy sở hữu một đội tàu chở khí tự nhiên hóa lỏng cho biết, Nga có kế hoạch tạo ra một đội tàu ma chở LNG ngầm để lách các lệnh trừng phạt.

“Nga đang có kế hoạch làm điều tương tự, như trường hợp cung cấp dầu và các sản phẩm dầu mỏ” - giám đốc điều hành của Na Uy Flex LNG - một công ty vận hành tới 13 tàu chở LNG công suất lớn - là ông Oystein Kalleklev đã cho biết trong một cuộc họp.

Theo các nhà phân tích của Trade Winds, giới chuyên gia cho rằng, Nga sẽ gặp nhiều khó khăn, ví dụ như việc chuyển từ dạng khí sang dạng lỏng, công tác vận chuyển, tiếp nhận và bảo quản nhiên liệu lạnh khó khăn và tốn kém hơn, công tác chuyển đổi từ lỏng sang khí cũng có những khó khăn ở nơi tiếp nhận…, nhưng Moscow không có lựa chọn nào khác.

Tương tự như vận tải dầu thô, Nga sẽ không thể tránh hoàn toàn các hạn chế vì nhiều hoàn cảnh khác nhau, đặc biệt là trên thế giới có ít tàu chở khí hóa lỏng hơn đáng kể so với tàu chở dầu, nhưng tất nhiên là Moscow sẽ cố gắng đạt được mục đích của mình.

Ông Kalleklev cho biết, nguồn cung LNG của Nga dự kiến ​​sẽ luôn đầy đủ, nhưng việc nước này không thể đóng nhanh hoặc thuê tàu có trọng tải cần thiết cho các dự án của mình, có thể dẫn đến nhu cầu đối với các tàu chở dầu hiện có tăng lên, có khả năng dẫn đến sự xuất hiện của “Đội tàu ma” chở LNG hay còn gọi là “Hạm đội Bóng tối” mới.

Ngoài ra, Nga cần đảm bảo về thị trường xuất khẩu trong bối cảnh nhiều nước đang tranh giành thị phần béo bở này.

Tuy nhiên, Moscow cũng có những tệp khách hàng riêng của mình, gồm toàn những nước đang “phát triển nóng”, cần rất nhiều nhiên liệu.

Nếu phần lớn châu Âu không chấp nhận khí hóa lỏng của Nga, các nước trong khối BRICS khác như Brazil, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi sẽ muốn mua LNG của Nga với giá rẻ hơn của phương Tây.

Mặc dù điều này sẽ dẫn đến phạm vi hành trình tăng lên và giá bán sẽ cao lên một chút nhưng Moscow vẫn sẽ thu được nguồn lợi lớn từ các thị trường tiềm năng này.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...