Nga: Tạo chiến binh người máy hạ gục mục tiêu từ 10 km

GD&TĐ - Các người máy “sát thủ” sẽ giúp Nga phát hiện những chuyến bay gián điệp của phương Tây giám sát bầu trời Moscow với tần xuất ngày càng tăng lên khi căng thẳng giữa nước Nga và phương Tây tiếp tục leo thang thời gian gần đây.

 Hệ thống camera của robot
Hệ thống camera của robot

RT cho biết phát triển robot đa dụng đặc biệt đang là một trong những ưu tiên hàng đầu nhằm đẩy mạnh năng lực công nghệ ứng dụng của Moscow. Trong cuộc chạy đua vũ khí toàn cầu, vũ khí công nghệ cao nổi lên như một sự lựa chọn hấp dẫn dành cho tương lai. Không nằm ngoài cuộc đua này, Nga bắt đầu nhen nhóm ý tưởng chế tạo một loại robot mang hình dạng con người, có thể phục vụ trong quân đội, bắt phạm…

Thế hệ robot quân sự đặc biệt mà Moscow đang phát triển gọi là chiến binh “Iron Man” (nhân vật Người Sắt trong bộ phim Hollywood cùng tên của đạo diễn Jon Favreau). Theo Komsomolskaya Pravda, mục đích ra đời của robot quân sự là để thay thế con người chiến đấu, cứu hộ, lăn xả vào những nơi nguy hiểm như khu vực có khả năng cháy nổ, hỏa hoạn, bức xạ cao...

Tờ Ibtimes cho hay, Nga vừa chế tạo thành công robot mang tên "Flight" có thể phát hiện và hạ gục mục tiêu từ khoảng cách hơn 6 km.

Robot mang tên "Flight"
 Robot mang tên "Flight"

Thiết bị này chủ yếu được sử dụng để phát hiện máy bay không người lái tầm thấp mang theo vũ khí, vận chuyển hàng lâu… và các vũ khí trên không khác xâm nhập biên giới… Nó có thể giám sát vị trí của máy bay, tìm hiểu thông tin về nguồn gốc và theo dõi chuyển động của chúng rồi gửi tất cả dữ liệu về sở chỉ huy.

Robot "Flight" có cấu tạo gồm radar, camera ảnh nhiệt, máy quay đen trắng và máy quay màu. "Radar của nó có thể phát hiện mục tiêu con người và xe hơi ở khoảng cách lần lượt là 7 km và 10 km. Sau đó, mục tiêu sẽ được theo dõi bằng hệ thống quang học", Dmitry Perminov, kỹ sư trưởng dự án, giải thích.

Ông khẳng định con robot đang thu hút nhiều sự quan tâm. Nó có thể sử dụng cho mục đích quân sự, cũng như bảo vệ các đối tượng chiến lược khác.

"Thiết bị này có thể lắp đặt trong lĩnh vực dầu khí để kiểm soát đường ống dẫn, ngăn chặn hành vi rút trộm dầu. Trong quá trình thử nghiệm hệ thống, con robot đã phát hiện một người đàn ông đang cắt trộm cáp điện. Nhờ vậy, cảnh sát được điều tới kịp thời để bắt quả tang", Perminov nói. Ông cho biết quá trình nâng cấp thiết bị diễn ra liên tục. Nó được bổ sung máy ảnh độ nét cao để dễ dàng phát hiện máy bay không người lái hơn, với mục đích phân biệt đồng minh và kẻ thù.

Không chỉ phát hiện chính xác vị trí của một chiếc máy bay, các robot còn tìm thấy thông tin về xuất xứ và theo dõi được chu kỳ di chuyển của nó. Các kỹ sư người Nga tuyên bố rằng, các “sát thủ từ xa” này có thể tấn công những mục tiêu cách nó gần 7km.

Tuy nhiên trước tiên những robot này chủ yếu làm nhiệm vụ giám sát chung. Các robot “sát thủ” sẽ giúp nhà chức trách Nga phát hiện những chuyến bay gián điệp của phương Tây giám sát bầu trời Moscow với tần xuất ngày càng tăng lên khi căng thẳng giữa nước Nga và phương Tây tiếp tục leo thang.

Trao đổi với giới truyền thông Nga, Kỹ sư Dmitry Perminov cho biết: “Trong cấu trúc của nó có một đơn vị radar có thể phát hiện con người từ khoảng cách 7 km, và một chiếc xe với khoảng cách 10km”.

Ông Perminov tuyên bố rằng thiết bị này sẽ liên tục được cải tiến và nâng cấp trong tương lai, một ngày nào đó chúng có thể hoạt động hết công suất mà không có sự giám sát của con người. Theo Leo Nosenko- Giám đốc điều hành Dự án robot sát thủ, ông cùng đồng đội đã tổ chức các cuộc thảo luận với chính quyền Moscow để thử nghiệm vận hành với một số bộ phận của quân đội Nga và các đơn vị đặc nhiệm trinh sát, chống buôn lậu biên giới….

Cụ thể, các robot sẽ được thử nghiệm kết hợp với tên lửa tầm xa hoặc các hệ thống pháo binh, nơi các robot có thể chọn ra ném bom vào bất kỳ mục tiêu nào ở khoảng cách 7km với độ chính xác chưa từng có.

Trước đó, Nga đã phát triển thành công một thiết bị phóng lựu đạn điều khiển từ xa được gọi là “Alpha”, với tầm bắn gần 400m. Một người điều hành có thể chỉ huy được 16 bệ phóng cùng một thời điểm. Hy vọng rằng, một ngày nào đó quân đội và cảnh sát Nga có thể kết hợp các “robot sát thủ” với thiết bị Alpha để tạo thành một trong những hệ thống bảo vệ biên giới, chống trộm cắp đáng gườm nhất hành tinh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa: ITN

Cách cảm thụ một câu thơ hay

GD&TĐ - Nhà thơ sáng tạo nên câu thơ hay bằng cách nào? Người đọc cảm thụ câu thơ hay cần chú ý những phương diện sáng tạo nghệ thuật nào của nhà thơ?
Nhiều nhà tuyển dụng e ngại làm việc với “gen Z” vì sự khác biệt thế hệ.

'Gen Z' và 'mác' lười biếng

GD&TĐ - Trên một số diễn đàn, hội nhóm chia sẻ kinh nghiệm làm việc, nhiều nhà tuyển dụng, quản lý cho biết cảm thấy khá e ngại khi làm việc với thế hệ trẻ...