Các kỹ sư đã huy động được một quỹ trị giá 20.000 đô la, đủ để phát triển và thử nghiệm vệ tinh sẽ được phóng lên trong vòng 2 tuần nữa. Vệ tinh này được tạo ra với mục đích xử lý rác thải vũ trụ bằng cách dùng một cấu trúc có hình chiếc dù để hạ thấp quỹ đạo của rác thải, khi đó nó sẽ bị đốt cháy trong khí quyển của trái đất.
Tuy nhiên, một số nhà thiên văn học cho rằng sản phẩm không lớn hơn trái bóng bầu dục này là một dự án “vô nghĩa” và làm hỏng bầu trời đêm của mọi người.
Vệ tinh Mayak sẽ được dự đoán là sáng hơn bất kỳ vật gì trên bầu trời (ngoài Mặt trời) nhờ vào một tấm nguyên liệu có tính phản chiếu. Mayak sẽ mang theo một tấm phản chiếu rộng 16 mét vuông làm từ polymer mỏng hơn tóc người 20 lần. Vệ tinh Mayak sẽ bay cách trái đất 600km và mọi người trên Trái đất đều có thể nhìn thấy nó.
Sản phẩm của các kỹ sư thuộc Đại học cơ khí Moscow này dự đoán sẽ được phóng vào ngày 14/7 bằng tên lửa Soyuz 2 với sự hỗ trợ của cơ quan vũ trụ Roscosmos.
Ngoài mục đích xử lý rác thải vũ trụ, Mayak còn được xem là dự án giúp thúc đẩy nghiên cứu khoa học không gian ở Nga và thu hút giới trẻ vào ngành kỹ thuật.