Nhà ngoại giao trên cho biết thêm, quyết định này đã phá hoại nhiều thập kỷ hòa giải kể từ khi kết thúc Thế chiến II và cuộc xâm lược của Đức Quốc xã vào Liên Xô.
Trong một cuộc phỏng vấn với báo Izvestia, Đại sứ Sergey Nechaev cho biết, thực tế Ukraine đang được cung cấp vũ khí sát thương do Đức sản xuất, không chỉ được sử dụng để chống lại binh sĩ Nga mà còn cả dân thường của Donbass.
Ông nói thêm rằng Berlin lẽ ra nên biết rõ hơn, “xem xét trách nhiệm đạo đức và lịch sử mà nước Đức phải chịu trước nhân dân của chúng tôi về tội ác của Đức Quốc xã.”
Ông Nechaev nói rằng Đức “đã vượt qua ranh giới đỏ”.
Berlin đã từ bỏ chính sách lâu nay của mình là không đưa vũ khí vào các khu vực có xung đột vũ trang, để cùng với Mỹ và các đồng minh NATO khác cung cấp vũ khí cho Ukraine. Chính phủ Đức nói rằng họ có trách nhiệm đạo đức trong việc hỗ trợ Kiev để Ukraine tự vệ trước Nga.
Đức cũng tham gia một nỗ lực của EU nhằm tách nền kinh tế của các quốc gia thành viên khỏi Nga. Trong khi đó các doanh nghiệp Đức đã phụ thuộc vào khí đốt tự nhiên giá rẻ của Nga trong 5 thập kỷ, kể từ trước khi Liên Xô sụp đổ.
Theo nhà ngoại giao trên, các hạn chế kinh tế áp đặt đối với Nga trong cuộc xung đột Ukraine đã khiến hóa đơn điện nước tăng mạnh, giá tiêu dùng tăng vọt và thu nhập thực tế ở Đức giảm.
Ông Nechaev cho biết “cuộc chiến trừng phạt” chống lại Moscow đang ngày càng được coi là hành động “tự bắn vào chân mình” ở Đức. Đại sứ lưu ý rằng Nga không lấy làm vui mừng khi chứng kiến thiệt hại này, ngay cả khi Berlin tự chịu trách nhiệm về nó.
“Chúng tôi tin rằng các quá trình đang diễn ra là vấn đề trong nước của Đức mà chúng tôi không can dự vào” - ông nói – “Và chúng tôi chắc chắn không có thói quen đưa ra những bài giảng hào nhoáng, những điều mà phương Tây liên tục nói về người Nga."
Nga đưa quân vào Ukraine vào ngày 24/2, với lý do Kiev không thực hiện các thỏa thuận Minsk, được thiết kế để trao cho các khu vực Donetsk và Lugansk tình trạng đặc biệt ở Ukraine. Các giao thức do Đức và Pháp làm trung gian được ký kết lần đầu tiên vào năm 2014.
Tháng 2/2022, Điện Kremlin công nhận các nước cộng hòa Donbass là các quốc gia độc lập và yêu cầu Ukraine chính thức tuyên bố mình là một quốc gia trung lập, đồng thời sẽ không bao giờ gia nhập bất kỳ khối quân sự phương Tây nào. Kiev khẳng định cuộc tấn công của Nga hoàn toàn vô cớ.