Nga lên tiếng về tuyên bố chuyển giao quyền lực ở Libya của nguyên soái Haftar

Nga lên tiếng về tuyên bố chuyển giao quyền lực ở Libya của nguyên soái Haftar

“Chúng tôi không chấp thuận tuyên bố của Thủ tướng Chính phủ Hiệp định quốc gia (GNA) Fayez Sarraj - người đã từ chối nói chuyện với Nguyên soái Haftar. Chúng tôi cũng không chấp thuận việc ông Haftar sẽ một mình quyết định người dân Libya nên sống như thế nào” – Ông Lavrov nói.

Bộ trưởng Ngoại giao Nga chỉ ra tuyên bố của Chủ tịch Hạ viện Libya Aguila Saleh nhằm tạo ra các thực thể quyền lực, đại diện cho cả 3 khu vực chính của Libya (Tripolitania, Cyrenaica và Fezzan).

“Tôi nghĩ, đây chính xác là những gì chúng ta đang nói trong suốt những năm qua, rằng chính người Libya phải tìm ra phương pháp được các bên chấp nhận nhằm xây dựng một cuộc đối thoại, sau đó xây dựng nhà nước của họ. Trong khi đó, các bên nước ngoài nên khuyến khích những phương pháp này” – ông Lavrov bình luận.

Bộ trưởng Ngoại giao Nga cũng nhắc lại rằng vị trí đặc phái viên Liên hợp quốc tại Libya đã bị bỏ trống 2 tháng. “Tôi cho rằng Tổng thư ký Liên hợp quốc Guterres cần chỉ định đại sứ càng sớm càng tốt. Theo thỏa thuận chung, đây phải là đại diện của khu vực châu Phi và có những ứng viên như vậy, chúng tôi biết họ rất rõ, họ là những người có kinh nghiệm và được tin cậy” – ông nhấn mạnh.

Hôm 27/4, LNA tuyên bố đã kiểm soát được đất nước và từ chối thỏa thuận Skhirat. Nguyên soái Haftar hứa cung cấp điều kiện để thành lập các cơ quan nhà nước dân sự vĩnh viễn theo ý muốn của người dân. Theo ông Hafter, thỏa thuận Skhirat đã phá hủy Libya, khiến nước ngày gặp nguy hiểm.

Đáp lại, Hội đồng Tổng thống của GNA gọi tuyên bố của ông Haftar là một trò hề và là nỗ lực đảo chính khác ở Libya.

Từ khi nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi của Libya bị lật đổ và sát hại vào năm 2001, Libya rơi vào hỗn loạn và chia thành 2 phần. Phía đông do quốc hội được bầu độc lập với thủ đô Tripoli kiểm soát cùng đồng minh là quân đội của ông Haftar. Phía tây, bao gồm Tripoli, do GNA được Liên hợp quốc và Liên minh châu Âu hậu thuẫn kiểm soát.

Theo TASS

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh lớp 12 đăng ký phương thức xét tuyển sớm của Trường Đại học Công Thương TPHCM, tháng 4/2024. Ảnh: Mạnh Tùng

Điểm cao chẳng thể chủ quan

GD&TĐ - Dù đạt điểm cao ở các kỳ thi đánh giá năng lực, thí sinh vẫn cần tập trung tốt cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT, đồng thời đăng ký nguyện vọng hiệu quả nhất.