Nga đang bí mật thử nghiệm "robot" phòng không

Hãng thông tấn TASS dẫn lời Tổng công trình sư Tổ hợp Almaz-Antey, Pavel Sozinov đăng tải chiều 25/3 cho biết, Nga đang tiến hành thử nghiệm tổ hợp tên lửa phòng không - vũ trụ có khả năng hoạt động hoàn toàn tự động...
Nga đang bí mật thử nghiệm "robot" phòng không

Theo lời ông P. Sozinov, Almaz-Antey đang phát triển một vài dự án liên quan tới lĩnh vực trên. Đây là tổ hợp vũ khí hoàn toàn mới với nhiều công nghệ ưu việt. Hướng phát triển ưu tiên của tổ hợp vũ khí dạng robot mới là khả năng hoạt động trong nhiều điều kiện môi trường khác nhau.

“Những đối thủ tiềm năng của nước Nga đang phát triển nhiều phương tiện tấn công tiên tiến, trong đó có cả khả năng tấn công từ vũ trụ. Chính vì thế, việc phát triển hệ thống phòng không-vũ trụ toàn diện là cần thiết”, ông P. Sozinov nói.

Ảnh minh họa.

Tổng công trình sư Tổ hợp Almaz-Antey nhấn mạnh, Nga đang theo đuổi việc phát triển một nền tảng vũ khí phòng không-vũ trụ hợp nhất để từ đó phát triển các biến thể nâng cấp đối phó với các mỗi nguy cơ khác nhau trong tương lai.

Hiện chưa rõ dòng vũ khí tự động hóa nói trên có phải là một phiên bản của tổ hợp S-500 Almaz-Antey đang phát triển hay không?

Được biết, Viện nghiên cứu tự động hóa Moscow đang phát triển phần mềm điều khiển mới cho các tổ hợp vũ khí phòng không tiên tiến do Tổ hợp Almaz-Antey phát triển. Trong đó, có các phần mềm điều khiển tự động hóa dành cho các đài điều khiển Universal-1E, Baikal-1ME, Fundament-E giúp giảm thiểu thao tác của kíp điều khiển và nâng cao khả năng tác chiến của hệ thống phòng không hợp nhất. Toàn bộ tổ hợp vũ khí phòng không mới đều được đặt trên khung gầm xe việt dã để tăng tính cơ động và sống sót trong tác chiến.

Theo Quân Đội Nhân Dân
ThS Nguyễn Hoài Phong giới thiệu đồng hồ nước thông minh.

Hệ thống đo lường nước thông minh

GD&TĐ - Hệ thống đo lường nước thông minh là giải pháp cải tiến công nghệ do các nhà khoa học Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TPHCM) phát triển.
Nhóm sinh viên ngành Kỹ thuật Nhiệt và TS Lê Kiều Hiệp giảng viên hướng dẫn, nhận phần thưởng cho đề tài nghiên cứu. Ảnh: TG

Sinh viên Bách khoa lan tỏa lối sống xanh

GD&TĐ - Bằng kiến thức đa ngành cùng cách tiếp cận mới, các nghiên cứu khoa học của sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội đã hướng đến bảo vệ môi trường.
Sản phẩm quả cam của nhóm nghiên cứu thực hiện.

Phân ure nhả chậm made in Việt Nam

GD&TĐ - Đề tài đã mở ra hướng sử dụng nguồn phụ phẩm, nguyên liệu trong nước để sản xuất phân ure nhả chậm nói riêng và phân bón nhả chậm nói chung.
Robot Valkyrie sẽ trải qua một thử nghiệm mới ở Australia với tư cách là người chăm sóc từ xa. Ảnh: NASA

Ra mắt robot thế hệ mới

GD&TĐ - Công ty khởi nghiệp về robot Apptronik (Mỹ) đang triển khai dự án robot xử lý những công việc 'buồn tẻ, bẩn thỉu và nguy hiểm' thay con người.