Nga ‘bồi thường’ Iran bằng siêu hệ thống phòng không S-400

Hệ thống phòng không S-400 hiện đang được Nga xem xét như là phương án dự phòng cung cấp vũ khí cho Iran, nếu Tehran không đồng ý với việc tiếp nhận hệ thống Antey-2500 thay vì S-300 theo hợp đồng đã kỹ giữa hai nước hồi năm 2007.

Hệ thống phòng không S-400
Hệ thống phòng không S-400

Tờ Kommersant ngày 23/2 dẫn một nguồn tin trong Tổ hợp công nghiệp quốc phòng Liên bang Nga về hợp tác quân sự-kỹ thuật, cho biết, Moscow đã đề nghị chuyển giao hệ thống phòng Antey-2500 cho Iran thay vì S-300 như hợp đồng đã ký 8 năm trước.

Theo ông Sergei Chemezov, người đứng đầu ập đoàn Quốc phòng Nga Rostec, hiện Nga đã ngừng việc sản xuất S-300, do đó, Moscow đã đề nghị Tehran nhận hệ thống phòng không phức hợp Antey-2500 có sức mạnh tương đương với S-300.

Tuy nhiên, ông Sergei Chemezov thừa nhận, rất có thể Iran không đồng ý tiếp nhận Antey-2500.

“Việc cung cấp cho Tehran các hệ thống phòng không S-400 đã được lên phương án”, ông Sergei Chemezov cho biết thêm.

Trước đó, một nguồn tin trong Bộ Ngoại giao Iran xác nhận, vấn đề này đã được thảo luận tại Tehran hôm 20/1 trong cuộc hội đàm giữa Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu và người đồng cấp Iran Hossein.

“Phía Nga cho biết họ sẵn sàng xem xét khả năng để cung cấp cho Iran hệ thống S-400 thay vì phá vỡ hợp đồng với S-300”, tờ Kommersant dẫn nguồn tin ngoại giao Iran cho biết.

Những chuyện rắc rối nảy sinh quanh thương vụ tên lửa S-300 bắt đầu từ khi Nga và Iran ký hợp đồng mua bán 5 tiểu đoàn tên lửa phòng không S-300 năm 2005. Tổng giá trị hợp đồng là gần 800 triệu USD, trong đó Iran đã chuyển 167 triệu USD tạm ứng trước.

Đến năm 2007, chính quyền Nga mới công bố chính thức về thỏa thuận này, song vì nhiều lý do khác nhau họ đã không vội thực hiện hợp đồng, lấy lý do có vấn đề kỹ thuật.

Iran đã nhiều năm chờ đợi việc cung cấp các tổ hợp này, dù trong hợp đồng có điều khoản phạt vi phạm hợp đồng 300-400 triệu USD.

Đến tháng 6/2010, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ra nghị quyết số 1929 cấm bán cho Iran “mọi loại xe tăng chiến đấu, xe bọc thép chiến đấu, các hệ thống pháo cỡ lớn, máy bay chiến đấu, trực thăng chiến đấu, tàu chiến, tên lửa hoặc hệ thống tên lửa như chúng được xác định cho mục tiêu của Đăng kiểm vũ khí thông thường của Liên Hợp Quốc”.

Quốc gia Cộng hòa Hồi giáo Iran sau đó đã đệ đơn lên tòa án trọng tài ở Geneva (Thụy Sĩ) kiện Tập đoàn Rosoboronexport của Nga vi phạm hợp đồng.

Tuy nhiên, sau đó Nga cho biết sẽ cung cấp cho Iran hệ thống phòng không Antey-2500, thay vì S-300.

Việc nối lại các cuộc đàm phán chuyển giao S-300 được Moscow và Tehran thống nhất nhân chuyến thăm Iran của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu hồi cuối tháng 1 vừa qua.

Theo Tiền Phong

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ