Để tự mình có thể cảm nhận một cách chính xác tình trạng sức khỏe của mình, chúng ta hãy cùng tham khảo một số các “đặc trưng” dưới đây nhé!
1. Bụng ít mỡ thừa
Một nghiên cứu của Cục Nghiên cứu về sự già hóa của Hoa Kỳ chỉ ra rằng, những người phụ nữ bị béo bụng đối mặt với nguy cơ tử vong cao hơn người bình thường 20%. Do đó, chúng ta nên thường xuyên quan tâm tới vòng eo của mình để có chế độ ăn uống và thể dục thể thao hợp lý, nhằm giữ được kích thước vòng eo trong mức cho phép. Nghiên cứu trên cũng đã khuyến cáo, nam giới vòng eo không được vượt quá 90cm, nữ giới không vượt quá 85cm.
2. Móng tay hồng hào, sáng bóng
Do có sự liên kết giữa móng tay với các cơ quan nội tạng bên trong cơ thể nên những biểu hiện của móng tay có thể giúp chúng ta nhận biết được sự thay đổi về sức khỏe của mình, ví dụ như: khả năng hấp thụ vitamin của cơ thể và độ ổn định của quá trình đào thải chất độc.
3. Cách 1-2 ngày đại tiện một lần
Quá trình đại tiện là một trong những tiêu chuẩn quan trọng để kiểm tra xem hệ tiêu hóa và hệ bài tiết của bạn có khỏe mạnh hay không.
4. Không ăn quá no
Ăn quá no dễ khiến cho sự hấp thụ của dạ dày và ruột bị hỗn loạn, dẫn đến mắc các bệnh về dạ dày, ruột và béo phì. Do đó, các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo rằng, chúng ta chỉ nên “ăn no 8 phần”.
5. Nhiệt độ bàn chân
Chân bị mất nhiệt hay quá lạnh có thể là biểu hiện của bệnh hư thận âm ở cả nam và nữ giới. Theo kiến thức đông y, thận âm hư sẽ kéo theo dương khí trong cơ thể mất dần, điều này có ảnh hưởng vô cùng tiêu cực đến sức khỏe nói chung và việc điều hòa của cơ thể nói riêng. Do đó, chúng ta hãy luôn lưu ý đến nhiệt độ của bàn chân để có thể có những can thiệp kịp thời.
6. Tốc độ hồi phục của vết thương
Trong cuộc sống sẽ luôn có những việc ngoài ý muốn khiến tay và chân của chúng ta bị thương, lúc này bạn nên chú ý một chút, nếu vết thương liền nhanh, có nghĩa rằng khả năng đông của máu rất mạnh, trạng thái của các bạch cầu và mạch máu đều rất tốt.
Cơ thể bạn hiện đang có được những điều nào trong 6 “đặc trưng” trên?
Nếu cơ thể bạn không hội tụ được đầy đủ 6 điều trên cũng không quá nghiêm trọng, nhưng chúng ta phải biết cách để sống một cuộc sống lành mạnh và tốt cho sức khỏe hơn!
1. Từ bỏ việc nổi nóng
Nổi giận là trạng thái tình cảm mà con người khó điều chỉnh nhất. Vậy nên phải học cách khống chế cảm xúc, đặc biệt là việc nổi giận. Khi bạn muốn nổi giận thì hãy thử hít thở sâu, hoặc âm thầm đếm đủ 10 giây, điều này sẽ có ích cho việc cảm xúc lý tính trở về với đại não.
2. Đừng “cố lờ” bệnh tật
Đau dạ dày thì uống thuốc dạ dày, đau vai thì dán cao, đau đầu uống thuốc giảm đau, điều này đã trở thành một trạng thái thường gặp trong cuộc sống của không ít những người trung, cao tuổi.
Bất kể là bệnh gì, quan trong nhất là việc phát hiện sớm, đưa ra chẩn đoán, chữa trị sớm, ngăn chặn và kịp thời can thiệp. Dù thời gian có gấp thế nào thì khi cảm thấy cơ thể bất thường cũng nên nhanh chóng tới bác sĩ để kiểm tra, đồng thời điều chỉnh các thói quen trong cuộc sống.
3. Quá trình trao đổi chất chậm thì nên ăn uống thanh đạm
Con người khi tới thời kì trung tuổi thì quá trình trao đổi chất và hoạt động các cơ quan trong cơ thể cũng bị chậm đi, các cơ quan nội tạng cũng bắt đầu xuất hiện sự già hóa. Lúc này, kiến nghị mọi người nên ăn những đồ ăn ít dầu mỡ, hạn chế các loại thực phẩm chiên rán, không chọn những thực phẩm chứa nhiều cholesterol, hạn chế ăn nội tạng động vật và lòng đỏ của các loại trứng.
4. Ngâm chân
Ngâm chân trong một khoảng thời gian dài không những có thể làm ấm chân mà còn có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu, tăng cường sự trao đổi chất.
5. Thường xuyên thực hiện hai động tác dưỡng sinh
Nâng vai lên cao, rụt đầu lại
Tác dụng: Vận động phần vai sẽ rất có ích cho việc loại bỏ cảm giác tê buốt ở vai, đẩy nhanh quá trình tuần hoàn của máu ở cổ, vai và làm giảm các bệnh về cổ.
Tần suất: Hai động tác, mỗi động tác thực hiện 10 lần; một lần tập kết hợp cả hai động tác đến khi phần cổ cảm thấy hơi nóng là được.
Vận động gân cốt – Các động tác vươn vai
Tác dụng: Đẩy nhanh quá trình tuần hoàn của máu và dãn các cơ bị căng, ngăn ngừa khả năng tắc động mạch ở tứ chi
Tần suất: Hai động tác, mỗi động tác thực hiện hai lần; một lần tập kết hợp cả hai động tác.