Nestlé Việt Nam tiếp tục được ghi nhận trong việc đóng góp ngân sách nhà nước

GD&TĐ - Công ty Nestlé Việt Nam vinh dự được UBND tỉnh Đồng Nai trao tặng Bằng khen ghi nhận thành tích xuất sắc trong đóng góp NSNN tại Hội nghị tổng kết công tác thuế năm 2020, tuyên dương người nộp thuế năm 2019.

UBND tỉnh Đồng Nai tặng Bằng khen cho Công ty Nestlé Việt Nam.
UBND tỉnh Đồng Nai tặng Bằng khen cho Công ty Nestlé Việt Nam.

Trước đó, Nestlé Việt Nam vừa được Bộ Tài Chính vinh danh "Đơn vị nộp thuế tiêu biểu", đánh dấu gần một thập kỷ Nestlé Việt Nam được các cơ quan quản lý Thuế Trung ương và địa phương tặng bằng khen vì thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế vào NSNN, đóng góp vào các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Năm 2020 tại Đồng Nai, công ty Nestlé Việt Nam đã vinh dự đón nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ ghi nhận những thành tích và đóng góp phát triển kinh tế - xã hội và công tác xã hội - từ thiện.

Bà Johana Wiriadinata, Giám đốc Tài chính công ty Nestlé Việt Nam - chia sẻ, là thương hiệu toàn cầu, gắn kết và thấu hiểu địa phương, chúng tôi đặt lên hàng đầu sự minh bạch và tuân thủ chấp hành các quy định của pháp luật Việt Nam, đặc biệt là nghĩa vụ nộp thuế. Chúng tôi tiếp tục cam kết ủng hộ những nỗ lực cải thiện hiệu quả quản lý thuế thông qua áp dụng hệ thống quản lý rủi ro thuế và thiết kế lại quy trình kinh doanh và ứng dụng công nghệ thông tin mà ngành thuế đang áp dụng.

Bà Johana cũng cho biết, mặc dù năm 2020 có nhiều thách thức, công ty vẫn nỗ lực hoàn thành tốt công tác đóng góp ngân sách Nhà nước. Cụ thể, khi đại dịch Covid-19 bùng phát, doanh nghiệp chúng tôi là một trong những đơn vị phản ứng nhanh nhất với đại dịch, thông qua chiến lược phân phối sản phẩm và những hoạt động đồng hành cùng các đối tác, cơ quan chính phủ cùng đẩy lùi Covid-19 với quan niệm không có ưu tiên nào lớn hơn việc đảm bảo sức khỏe cho nhân viên, gia đình của họ và người tiêu dùng.

Không chỉ việc đóng góp NSNN, ưu tiên của Nestlé bao gồm những lĩnh vực mang lại lợi ích kinh doanh phù hợp với những lợi ích của xã hội, gồm: Dinh dưỡng, tập trung chủ yếu vào trẻ nhỏ; Góp phần phát triển những cộng đồng thịnh vượng; Phát triển bền vững tại nông thôn, quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên cho tương lai.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thiếu tướng Lưu Xuân Cải và câu chuyện bước ra từ lịch sử.

'Người lính già' kể chuyện sinh tử ở thành cổ Quảng Trị

GD&TĐ - Ở độ tuổi “xưa nay hiếm” nhưng Thiếu tướng Lưu Xuân Cải - nguyên Phó Tham mưu trưởng Quân khu 3, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh TP Hải Phòng vẫn giữ được dáng vẻ nhanh nhẹn. Gương mặt cương nghị, giọng nói hào sảng, ở ông toát lên bản lĩnh của người lính “cụ Hồ” từng trải qua chiến trận. Câu chuyện ông kể về cuộc chiến ở thành cổ Quảng Trị năm nào vẫn hiện ra đầy sống động.

Tác giả (thứ 2 bên trái) về dự họp mặt giáo dục truyền thống kháng chiến khu Trung Nam Bộ lần thứ XI. Ảnh: NVCC

Những ngày dạy học ở vùng giải phóng miền Nam

GD&TĐ - Sau Hiệp định Paris về Việt Nam (27/1/1973), tôi đang dạy học ở Quảng Ninh thì được điều động vào vùng giải phóng khu Trung Nam Bộ. Gọi là vùng giải phóng nhưng đó chỉ là những vùng rừng không dân mà chỉ có các cơ quan dân sự và nhiều đơn vị quân sự. Vùng rừng này có chỗ là đất của Campuchia, có chỗ của Việt Nam, lại cũng có chỗ chưa được minh định.

Quán Nhan Hương nằm trong khuôn viên Thảo Cầm Viên (Quận 1, TPHCM), là căn cứ hoạt động bí mật của lực lượng Biệt động Sài Gòn trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.

Quán biệt động trong lòng Thảo Cầm Viên

GD&TĐ - Ẩn mình giữa những tán cây rậm rạp của Thảo Cầm Viên (Quận 1, TPHCM), quán Nhan Hương đã hoạt động bí mật sát cạnh nhiều cơ quan đầu não của Mỹ trong hơn một thập kỷ và đóng góp vào nhiều chiến thắng quan trọng của Biệt động Sài Gòn.

Noor bắt đầu làm việc trong lĩnh vực làm đẹp cách đây 4 năm, khi đang theo học tại một trường dạy nghề ở Thành phố Gaza. Ảnh: Abdelhakim Abu Riash/Al Jazeera.

Làm đẹp giữa đống đổ nát ở Gaza

GD&TĐ - Giữa bom đạn và những đống đổ nát do chiến tranh, một số phụ nữ ở Dải Gaza vẫn làm đẹp như một cách để xoa dịu sự tàn khốc của xung đột.