Đến đầu ngõ 115, phố Nguyễn Khuyến (Hà Nội), PV hỏi đường đến nhà bác Hào Hùng, ai ai cũng nhiều tình chỉ lối vào tận nơi. Bởi gia đình bác nổi tiếng về truyền thống hạnh phúc gia đình, khi cả 4 thế hơn 20 người vẫn cùng chung sống hòa thuận với nhau.
Căn nhà số 1, ngõ 115, Nguyễn Khuyến của cụ Lê Thị Quỳ nằm lọt thỏn, yên bình giữa một độ đô thị ồn ào, náo nhiệt. Vừa đến ngõ, bác Hào Hùng, người con trai thứ của cụ Lê Thị Quỳ niềm nở ra đón khách.
![]() |
Gia đình của cụ Lê Thị Quỳ có hơn 20 người. |
Nghe chuyện dạy con của đại gia đình ai cũng thành đạt
Căn nhà của cả đại gia đình này rộng khoảng 200 m2, vừa bước vào cổng là một khoảng sân rộng với căn nhà cũ được xây dựng vào năm 1930. Tính đến nay, nó cũng đã đi qua cả một đời người. Căn nhà cổ phủ đầy rêu phong, với những mảng tưởng loang lổ bởi thời tiết ẩm thấp.
Nhưng tất cả thành viên trong đại gia đình tứ đại đồng đường này đều không muốn phá hủy nó để xây mới. Mọi người đều thống nhất giữ lại nguyên vẹn căn nhà quý giá này. Họ coi căn nhà như một nhân chứng sống đế chứng kiến cả một giai đoạn dài mấy mươi năm của tất cả các thành viên gia đình.
![]() |
Trước đây cụ Quỳ có một quán tạp hóa nhỏ ở trước nhà. Cụ Quỳ cho rằng, chẳng có gì quý hơn độc lập tự do, lao động là vinh quang nên ở cái tuổi gần 90, cụ vấn "kinh doanh" những mặt hàng linh tinh. Nhưng do tuổi cao sức yếu, cụ đã nghỉ bán hơn 2 năm nay. Cụ tâm sự rằng, cụ vẫn muốn bán hàng. |
Cụ Lê Thị Quỳ năm nay đã gần 90 tuổi, tuy những vết ngăn nheo do tuổi già để lại trên khuôn mặt nhưng từ cách ứng xử, giao tiếp hay hoạt động hằng ngày cụ vẫn toát ra vẻ đẹp, cốt cách và phong thái của người phụ nữ Tràng An.
Cụ Quỳ có tất cả 6 người con, 5 trai, 1 gái và tất cả người con của cụ đều "thành đạt". Cụ kể: "Như thế nào là thành đạt, thành đạt phải là những người giàu có. Còn các con tôi đây không nhiều tiền, nhiều của nhưng chúng đều thành người, đều thành những giáo sư, tiến sĩ thì liệu có được gọi là thành đạt không?".
Được biết, con trai cả của cụ Quỳ năm nay 65 tuổi và nguyên là bác sĩ Quân y viện 103. Con trai thứ 2 nhà cụ nguyên là Cán bộ nghiên cứu Viện nghiên cứu Đông Nam Á và từng là Phó Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á. Cô con gái duy nhất của cụ năm nay 62 tuổi, nguyên là cán bộ Hội nhà Báo Việt Nam.
Con trai thứ tư nhà cụ năm nay 60 tuổi, nguyên là cán bộ trường Đại học Xây dựng Hà Nội. Con trai thứ 5 năm nay 59 tuổi là doanh nhân. Còn con trai thứ 6 của cụ hiện đang kinh doanh ngoài.
Nối tiếp truyền thống gia đình, các cháu cụ Quỳ cũng rất tự giác học tập và học giỏi. Hiện các cháu của cụ đều có công việc ổn định như kỹ sư, cán bộ nghiên cứu khoa học…
Theo bác Hào Hùng, người con trai thứ của cụ Quỳ chia sẻ: "Các thành viên trong nhà đều rất coi trọng cái "nếp" của gia đình. Hầu như là mọi người đều tự giác học hành thành tài và rất ít khi phải nhắc".
![]() |
Bác Hào Hùng, nguyên là Cán bộ nghiên cứu Viện nghiên cứu Đông Nam Á và từng là Phó Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á. Bác chia sẻ: "Nhà mình có cái "nếp" rồi nên con cháu rất tiếp tục kế thừa và phát huy truyền thống của gia đình" |
Bác Hào Hùng còn cho biết thêm câu chuyện về gia đình mình: "Cái nếp nhà mình là sự kế thừa và tiếp nối truyền thống cha ông. Mỗi thành viên trong gia đình phải nhìn cái gương của các thế hệ đi trước để tiếp tục phát huy các gia trị tốt đẹp của gia đình".
Bác tự hào: "Mình có hai người con 1 trai, 1 gái. Con gái mình SN 1984 vừa tốt nghiệp Thạc Sĩ. Còn con trai mình SN 1980, đang bảo vệ luật án Tiến sĩ ngành ngôn ngữ ở Úc".
Chúng tôi tò mò về cách nuôi dạy con cái của bác Hùng, "vì sao có thể có được những đứa con ngoan", bác chia sẻ: "Việc nuôi dạy con cái thì việc đánh để răn đe con cháu là thất sách. Nếu như con sai thì nên khuyên con cái một cách mềm dẻo, hoặc tỏ thái độ bằng những hành động cụ thể để cho biết con cư xử như vậy là không đúng. Cũng vì một phần, nhà mình có "nếp" rồi nên đề cao tính tự giác thôi".
Bác Hùng tâm sự chi tiết: "Có lần, con trai bác mê bóng đá mà sao nhãng việc học. Bác biết chuyện cũng không la hay mắng mỏ gì. Bác chỉ bỏ cơm một vài bữa để cho anh hiểu đước việc mình sao nhãng việc học hành là sai, như vậy làm bố mẹ buồn. Và từ đó anh tự biết điều chỉnh việc học và việc xem bóng đá".
![]() |
Ở tuổi gần 90, cụ Quỳ vẫn còn khá minh mẫn. Thậm chí hằng ngày cụ vẫn còn giữ thói quen đọc báo. Bác Hùng cho biết, cụ Quỳ còn thành thạo tiếng Pháp và một chút tiếng Anh. |
Cụ Quỳ ngồi cạnh bác Hùng cười móm mép khi nghe bác Hùng chia sẻ cách dạy con: "Ngày xưa trẻ con hư là phải đánh. Nhưng tôi cũng phải thú nhận rằng, con mình đứa nào cũng ngoan nên chưa phải đánh chúng bao giờ. Tuy nhiên, mẹ đánh con, con đau mẹ nào chẳng xót, con khóc 1 thì mẹ khóc trong lòng 10. Nhưng tất cả đều mong muốn con cái mình thành người có ích trong xã hội".
Cuộc sống đầm ấm của đại gia đình hơn 20 thành viên chung 1 mái nhà
Gia đình của cụ Lê Thị Quỳ có hơn 20 người. Nhưng hiện tại chỉ có 4 người con trai, cùng con dâu của cụ chung sống với nhau. Mỗi thành viên đều có cuộc sống riêng, nhưng tất cả đều coi căn nhà số 1 ngõ 115, phố Nguyễn Khuyến là tổ ấm, là nơi để về.
4 thế hệ sống cùng nhau trên một mảnh đất, dù có nhiều gia đình nhỏ chung sống, dù có nhiều thế hệ chung sống với nhiều nghề nghiệp khác nhau, nhưng chưa bao giờ gia đình này có mâu thuẫn lớn. Ngược lại, được sự cầm "trịch" của cụ Quỳ, họ vẫn giữ yêu thương và trân trọng nhau.
![]() |
Căn nhà vẫn giữ được nét cổ xưa vốn có của nó. Dù đã xuống cấp nhưng không ai muốn phá hủy nó. Vì nó như một thành viên trong gia đình, đã chứng kiến những vui buồn từng người trong gia đình. |
Trước đó, gia đình tứ đại đồng đường này 20 người vẫn ăn chung một mâm cơm, và cực hiếm khi mới ra ăn ngoài. Nhưng do tính chất công việc, nên hiện tại các thành viên trong gia đình đã đều công tác xa nhà, chỉ có những ngày lễ, tết cả đại gia đình họ mới đầy đủ quây quần bên mâm cỗ do những bàn tay tài hoa của phụ nữ trong nhà.
Cô Lê Thị Tần, con dâu thứ của cụ Quỳ, vợ bác Hào Hùng và nguyên là giáo viên về hưu chia sẻ: "Bữa cỗ gia đình mình nấu cầu kì lắm. Ngày xưa, cô về làm dâu, cô đã được mẹ dạy cho cách làm mâm cỗ truyền thống của người Việt. Là bắt buộc phải có 2 bát, 4 đĩa, ngoài ra còn phải tỉa hoa từ ớt hay cà rốt, củ cải,... rất cầu kì để bày biện mâm cỗ cho đẹp mắt", cô Tần hào hứng chia sẻ.
![]() |
Cô Lê Thị Tần cho biết, từ khi cô về làm dâu tới nay, cô chưa thấy mọi người trong gia đình xích mích gì cả. Mà mọi người đều yêu thương, đùn bọc lẫn nhau. |
Cuộc sống trong một gia đình nhiều người như thế không tránh khỏi những lúc "cơm chẳng lành canh chẳng ngọt".
Cô Tần tâm sự: "Nhà nào mà chẳng có đôi lần "có chuyện" huống chi nhà mình có cả bốn thế hệ sống chung với nhau. Cũng có những lần "chung đụng" nhưng trên hết, tất cả mọi người trong gia đình hay cũng thông cảm và quý mến nhau nên chẳng bao giờ xảy ra to tiếng. Cô về làm dâu cũng được gần 40 năm rồi, nhưng cô chưa bao giờ thấy trong nhà xảy ra xích mích cả".
Bác Hào Hùng tự hào: "Trong nhà cụ là người lớn tuổi nhất, và cụ cũng là trọng trài của mọi mâu thuẫn. Vì vậy, trong gia đình mình ai cũng nghe lời cụ".
![]() |
Giữa một xã hội thay đổi chóng mặt như vậy, vẫn có những gia đình giữ gìn những truyền thống tốt đẹp như gia đình cụ Lê Thị Quý |
Cụ Quỳ cười rất tươi khi nghe con trai kể chuyện: "Ngày xưa các con còn bé, nhà lại có tận 5 đứa con trai nên chuyện xảy ra xích mích là thường xuyên. Nhưng giờ lớn rồi, ai cũng thành đạt nên anh em chúng nó thương yêu và đùm bọc lẫn nhau lắm".
Cụ Quỳ tự rất tự hào về truyền thống gia đình, về những người con, người cháu và cả một thế hệ nối tiếp sau này đều trở thành những công dân có ích cho đất nước.