Nên làm gì khi bị ngộ độc thức ăn nhẹ?

Khi bị ngộ độc thức ăn nhẹ, người bệnh cần phải có những lưu ý nhất định trong chế độ ăn uống để nhanh hồi phục sức khỏe.

Nên làm gì khi bị ngộ độc thức ăn nhẹ?

Ngộ độc thức ăn nhẹ xảy ra khi bạn ăn phải thực phẩm bị nhiễm khuẩn, ký sinh trùng hoặc thực phẩm vẫn còn tồn dư các thuốc bảo vệ thực vật chưa phân hủy. Ngoài ra, ngộ độc thức ăn cũng có thể xảy ra khi thực phẩm chưa được nấu chín kỹ, không được làm lạnh ở nhiệt độ phù hợp.

Triệu chứng ngộ độc thức ăn nhẹ

Đau bụng và buồn nôn

Khi bị ngộ độc thức ăn nhẹ, người bệnh sẽ cảm thấy buồn nôn

Khi bị ngộ độc thức ăn nhẹ, người bệnh sẽ cảm thấy buồn nôn.

Ngay khi bị ngộ độc thức ăn nhẹ, người bệnh sẽ có triệu chứng ban đầu là đau bụng và kèm theo dấu hiệu buồn nôn, nôn. Khi những tác nhân gây hại như hóa chất, vi khuẩn, nấm,… tấn công vào đường ruột, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ lập tức phản ứng lại bằng cách tạo cảm giác buồn nôn để đào thải bớt độc tố ra ngoài.

Tiêu chảy

Tiêu chảy cũng là một trong những dấu hiệu chứng tỏ bạn đã bị ngộ độc thức ăn. Bên cạnh việc tăng số lần đi tiêu, người bệnh cũng sẽ kèm thêm các triệu chứng khác như đầy hơi, đổ nhiều mồ hôi, chuột rút,…

Đau đầu

Khi bị ngộ độc nhẹ, người bệnh cũng sẽ gặp những cơn đau đầu nhẹ hơn khi bị ngộ độc thực phẩm nặng. Nguyên nhân chính của tình trạng này do tình trạng nôn mửa, tiêu chảy quá nhiều hoặc do vi khuẩn, virus gây ra.

Uống nước

Nên làm gì khi bị ngộ độc thức ăn nhẹ? - Ảnh 2

Khi bị ngộ độc thức ăn, bạn cần tích cực uống nước để bù lại lượng chất lỏng đã mất đi.

Điều quan trọng đầu tiên bạn cần làm khi bị ngộ độc thức ăn đó là tích cực uống nước để bù lại lượng chất lỏng mất đi. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên uống từng ngụm nhỏ, tránh uống quá nhiều cùng một lúc.

Nếu trong trường hợp cơ thể quá yếu và không thể nuốt được nước do quá buồn nôn, cần đưa người bệnh đến ngay các cơ sở y tế để truyền dịch kịp thời. Ngoài nước lọc, trà xanh, nước ép hoa quả, nước hầm hoặc súp,… cũng là những cách bổ sung nước và chất dinh dưỡng hiệu quả.

Ăn thức ăn nhạt

Khi cảm thấy đói và cơn buồn nôn cũng đã giảm đi ít nhiều, bạn có thể thử những món ăn nhạt như cháo loãng, khoai tây nghiền, súp,… là những thực phẩm giúp làm dịu dạ dày và các triệu chứng ngộ độc nhẹ hiệu quả. Tuy nhiên, người bệnh không nên ăn quá nhiều hoặc quá vội vì có thể làm tình trạng nôn trở nên trầm trọng hơn.

Hơn nữa, khi bị ngộ độc thức ăn nhẹ cũng cần tránh tiêu thụ các sản phẩm từ sữa động vật trong vài ngày. Vì cơ thể lúc này sẽ không thể dung nạp lactose trong sữa, dễ gây khó tiêu, chướng bụng.

Không sử dụng thức uống chứa caffeine và cồn

Những thức uống chứa nhiều caffein và cồn có tính lợi tiểu và làm tăng tần suất đi tiểu nhiều hơn bình thường. Chúng sẽ khiến tình trạng mất nước trở nên trầm trọng hơn.

Tránh xa thực phẩm gây cảm giác buồn nôn

Khi bị ngộ độc thức ăn nhẹ, bạn nên tránh xa các thức ăn có vị cay hoặc nhiều dầu mỡ vì chúng sẽ gây khó tiêu. Đồng thời, tránh tiêu thụ các thực phẩm nhiều chất xơ sẽ làm cho dạ dày phải hoạt động nhiều hơn để có thể tiêu hóa.

Theo Phunusuckhoe.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tỷ lệ sinh tại Nam Á bắt đầu giảm.

Phụ nữ Nam Á ngại… sinh con

GD&TĐ - Ngày càng nhiều phụ nữ tại Nam Á không muốn sinh con vì những lý do như tài chính, trách nhiệm gia đình, thậm chí là lo sợ về ngày 'tận thế'.