NATO thảo luận về động thái ngừng bắn

GD&TĐ -Bloomberg ngày 5/12 đưa tin: Các quan chức trong NATO đang cân nhắc riêng các biện pháp ngoại giao để chấm dứt xung đột giữa Kiev và Nga.

Tổng thư ký NATO Mark Rutte tại cuộc họp báo sau Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao NATO, Brussels, Bỉ, ngày 04/12/2024.
Tổng thư ký NATO Mark Rutte tại cuộc họp báo sau Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao NATO, Brussels, Bỉ, ngày 04/12/2024.

Những người ủng hộ phương Tây của Ukraine đang chuyển từ nỗ lực thúc đẩy chiến thắng quân sự trước Nga sang cố gắng giành cho Kiev vị thế tốt nhất để đàm phán ngừng bắn, Bloomberg trích dẫn những người quen thuộc với vấn đề này đưa tin.

Báo cáo được đưa ra khi lực lượng Nga tiến vào Donbass với tốc độ chưa từng thấy kể từ năm 2022, đồng thời giành lại lãnh thổ từ lực lượng Ukraine cố thủ ở Khu vực Kursk của Nga.

“Với việc Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump chỉ còn chưa đầy hai tháng nữa là nhậm chức, các đồng minh NATO của Kiev đang cố gắng củng cố tinh thần khi tinh thần bắt đầu suy yếu”, Bloomberg viết.

Mặc dù kế hoạch của ông Trump dành cho Ukraine vẫn chưa rõ ràng, nhưng ông đã hứa sẽ cắt giảm chi tiêu của Lầu Năm Góc cho cuộc xung đột và tập trung vào các vấn đề nội bộ của Mỹ.

Tuần này, các bộ trưởng ngoại giao từ các quốc gia NATO đã họp tại Brussels để thảo luận về cách cung cấp thêm vũ khí cho Kiev, các nguồn tin ẩn danh nói với Bloomberg, lưu ý rằng, mọi kế hoạch vẫn còn riêng tư và chưa hoàn thiện.

Họ cũng được cho là đã bắt đầu xem xét các cách khác nhau để chấm dứt xung đột, bao gồm thảo luận về các đảm bảo an ninh nào có thể bảo vệ Ukraine trước Nga.

"Những cuộc thảo luận đó diễn ra trong bối cảnh các ngoại trưởng NATO thừa nhận rằng, tình hình ở Ukraine là không bền vững, và các cuộc đàm phán sẽ sớm bắt đầu", Bloomberg trích dẫn lời một nhà ngoại giao cấp cao của phương Tây nói.

"Một ý tưởng được đưa ra là tạo ra một khu phi quân sự, với quân đội châu Âu chịu trách nhiệm về an ninh của khu vực này", hãng tin này trích dẫn lời một nhà ngoại giao cấp cao khác của NATO cho biết.

“Ngoài ra, ngay cả khi Mỹ duy trì lộ trình về viện trợ quân sự trong tương lai, trái ngược với lời lẽ trong chiến dịch tái tranh cử của ông Trump, thì những tổn thất gia tăng sẽ buộc Ukraine phải đàm phán vào năm tới”, Samuel Charap, một nhà khoa học chính trị cấp cao tại Rand, nói với Bloomberg.

"Ukraine không đủ nhân lực để ngăn chặn cuộc tấn công của Nga, và phương Tây không còn nhiều vũ khí để cung cấp", ông Charap nói tiếp.

Lãnh đạo Ukraine Vladimir Zelensky trước đây đã nhấn mạnh rằng, Kiev không quan tâm đến việc gia nhập NATO nếu loại trừ các vùng lãnh thổ của Nga vốn là một phần của Ukraine trước năm 2014.

Tuy nhiên, ông Zelensky đã nói với Kyodo News vào ngày 2/12 rằng, Kiev có thể đồng ý ngừng bắn với Moscow mà không cần các vùng lãnh thổ này nếu tư cách thành viên NATO được đảm bảo.

Mục tiêu gia nhập khối quân sự do Mỹ lãnh đạo của Ukraine đã được Tổng thống Nga Putin nhấn mạnh là một trong những lý do cốt lõi của cuộc xung đột.

Các điều khoản để chấm dứt xung đột của Nga là Ukraine phải áp dụng quy chế trung lập, không gia nhập NATO, không có vũ khí hạt nhân, phi quân sự hóa và trải qua quá trình phi phát xít hóa, ông chủ Điện Kremlin nhấn mạnh.

Theo RT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ