Não chúng ta hướng về sự đồng cảm hơn là sự ích kỷ

Não bộ của chúng ta luôn hướng về sự san sẻ và trao tặng hơn là sự ích kỷ và giữ riêng cho bản thân mình.

Các nhà khoa học đã chứng minh được câu “Nhân chi sơ, tánh bổn thiện”. Nguồn ảnh: shutterstock
Các nhà khoa học đã chứng minh được câu “Nhân chi sơ, tánh bổn thiện”. Nguồn ảnh: shutterstock

Các chuyên gia trong lĩnh vực thần kinh đã đưa ra một nghiên cứu chứng minh rằng não bộ của chúng ta luôn hướng về sự san sẻ và trao tặng hơn là sự ích kỷ và giữ riêng cho bản thân mình.

Trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã tiến hành quét não những người tình nguyện tham gia thí nghiệm để xác định mối liên hệ giữa những hành vi thể hiện tinh thần cảm thông và hoạt động của não. Bên cạnh đó, họ cũng hạn chế hoạt động của vùng não kiểm soát xung động cảm xúc nhằm xem xét có sự thay đổi nào trong sự đồng cảm mà một người có được hay không.

Những phát hiện từ cả hai nghiên cứu này đều kết luận rằng hành vi của con người nhìn chung đều hướng về những đức tính tốt đẹp như sự đồng cảm và rộng lượng hơn là sự ích kỷ.

Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng giúp cung cấp một hướng đi mới cho việc điều trị những người mắc chức suy yếu nhận thức xã hội cũng như những bệnh nhân bị rối loạn cảm xúc”, theo lời tiến sĩ Marco Iacoboni, tác giả của cả công trình nghiên cứu và là giáo sư tâm thần học của Trường Y khoa David Graffen trực thuộc Đại học California (Hoa Kỳ) cho biết.

Sự đồng cảm là khả năng nhìn nhận mọi việc từ vị trí của người khác, rất quan trọng khi bạn muốn hiểu cảm nhận của người xung quanh. Khi một người mất đi sự đồng cảm, người đó sẽ thường cư xử kém nhạy cảm và khiến mọi người cảm thấy buồn. Điều đó có thể dẫn tới tác động nghiêm trọng đến các mối quan hệ.

Nhìn chung, tổn thương bán cầu não phải ảnh hưởng nhiều đến sự đồng cảm hơn so với tổn thương bán cầu não trái. Những người thuận tay phải thì bán cầu não trái sẽ kiểm soát ngôn ngữ còn với những người thuận tay trái, thì một trong hai bán cầu não phải hoặc trái đều có thể kiểm soát ngôn ngữ.

Vùng não gây nên mất sự đồng cảm ở vỏ não trán trước, thùy phải và cuộn thái dương phải.

Những vùng này đặc biệt liên hệ với cảm xúc, trí nhớ và kiểm soát hành vi. Kĩ thuật mới gần đây có thể khu trú và định vị vùng não kém hoạt động ở những người bệnh sau đột quị thiếu sự đồng cảm. Tất cả những thông tin mới này được thu thập từ một nghiên cứu trên những người sau đột quị và có thể hữu ích trong tương lai khi muốn tìm hiểu sâu hơn tình trạng tự kỉ và Asperger, đặc trưng bởi thiếu sự đồng cảm.

Trong nghiên cứu đầu tiên, các nhà thần kinh học đã sử dụng máy quét ảnh não của những người tham gia thí nghiệm trong khi họ đang thực hiện những bài kiểm tra mức độ đồng cảm và rộng lượng của mình. Đầu tiên, các nhà khoa học chụp ảnh não của những người tình nguyện khi họ xem đoạn phim một bàn tay người bị đánh bầm cũng những cảm xúc đau đớn của người bị đánh. Điều này cho phép những nhà nghiên cứu xác định được các vùng não cụ thể có liên quan đến sự cảm nhận nỗi đau của người khác.

Tiếp theo đó, những người tham gia sẽ được cho tiền, và họ có thể lựa chọn việc có chia sẻ số tiền này với những người còn lại hay không.

Chúng tôi nhận thấy rằng có một mối tương quan giữa số lượng tiền và thái độ sẵn sàng chia sẻ tương tự như phản ứng của bộ não khi phải xem cảnh những người bị hành hạ đau đớn”, Iacoboni giải thích.

Các nhà khoa học phát hiện ra rằng những người tham gia thí nghiệm có vùng não trước trán hoạt động mạnh mẽ nhất. Đây chính là nơi kiểm soát xung động trong não ngưởi.

Trong khi đó, các đối tượng thể hiện đức tính rộng rãi nhất cho thấy hoạt động não cao trong những khu vực có liên quan đến cảm nhận sự đau đớn, cảm xúc cũng như thấu hiểu hành vi của người khác.

"Điều này gần giống như các khu vực của não hành xử theo một nguyên tắc vàng”, đồng tác giả của công giả nghiên cứu, Leonardo Christov-Moore, một nhà thần kinh học tại Đại học California ở Los Angeles cho biết. "Khi càng cảm nhận nhiều cảm xúc của người khác, chúng ta càng có xu hướng đối xử tốt với họ để mong muốn nhận được sự đối xử tốt tương tự”.

Theo Khám Phá

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ